Chia Sẻ:
http://thienthanhphatvien.com/book_chapter?alias=hoi-7-thien-phat-vien-du-ky-ngoc-duc-cung
HỒI VII
Tử Dương Quan nội diệu tạo hóa
紫 陽 關 內 妙 造 化
Thiên Phùng Tổ Sư chỉ chánh lộ
天 逢 祖 師 指 正 路
Thiên lý lưu hành thiên đại thiên,
天 理 流 行 遍 大 千,
Nhiên quán cổ kim vô đảo điên
然 貫 古 今 無 倒 顚
Cổ phong trùng chấn nho đương vận,
古 風 重 振 儒 當 運,
Phật trụ trần thế điều thánh hiền
佛 住 塵 世 調 聖 賢
Ta chính là Thiên Nhiên Cổ Phật, Thầy của các con đấy, nay tiếp Mẫu Chỉ,
giáng lâm xuống tầng mây, cung kính bước vào Phật đường, khấu đầu tham
gía Lão Mẫu từ bi, nhấc bút lên phán lời, sa bàn viết sách, vốn là ứng theo
duyên, vì muốn cứu chúng sanh, Thần và Người cùng làm, những ai đến
nghiên cứu, nhất thiết đừng cố chấp thiên kiến, tin cơ bút tin về cái lý, lý là
tại Phật Tiên, thất lý là “thần” bị chôn vùi, tu sĩ học đạo, tuân theo lý là tâm
yên, còn về cảnh giới Thiên Phật Viện, ghi vào Du Ký cũng là trong lý này,
theo lý mà đọc, tự nhiên không bị khảo, không bị nạn.
Khái! Xong
Hỷ duyệt trước thư ký kim ngôn, sa bàn lưu huấn dẫn lương hiền
喜 悅 著 書 寄 金 言 , 沙 盤 留 訓 引 良 賢
Tu đạo chi giả trí tuệ quảng, nhận thức chơn giả vô chấp thiên.
修 道 之 者 智 慧 廣 , 認 識 真 假 無 執 偏
Quái lực loạn thần thiên kỵ húy, bình dịch chơn lý tối thích nhiên.
怪 力 亂 神 天 忌 諱 , 平 易 真 理 最 適 然
Thiên tài tuy thị thiên kiều đương, diệc thị phàm thân phi Phật tiên.
天 才 雖 是 天 橋 當 , 亦 是 凡 身 非 佛 仙
Loan kê chi văn thuộc phương tiện, chánh tà chỉ bằng chơn lý quan.
鸞 乩 之 文 屬 方 便 , 正 邪 只 憑 真 理 觀
Cú cú chơn ngôn chơn “Thiên mệnh”, nhược thiệp thức thần hữu tà ngôn.
句 句 真 言 真 天 命 , 若 涉 識 神 有 邪 言
Tham ngộ chi tử phân thủ xả, đạo tại tuệ nhãn chiếu tâm điền.
參 悟 之 子 分 取 捨 , 道 在 慧 眼 照 心 田
Thiên đạo bàn lý khiêm nhượng tiên, bất tranh thị phi mật khẩu chiên.
天 道 辦 理 謙 讓 先 , 不 諍 是 非 默 口 煎
Tùy duyên độ hóa mạc hảo biện, thị chơn thị giả thiên minh nhiên
隨 緣 度 化 莫 好 辯 , 是 真 是 假 天 明 然
Bạch Dương Đại Đạo cứu nguyên tử, chư đồ giai thị thiên sứ tiên.
白 陽 大 道 救 原 子 , 諸 徒 皆 是 天 使 仙
Dĩ thân tác tắc tuân phật giới, tiêu can chánh trực lập nhân tiền.
以 身 作 則 遵 佛 戒 , 標 竿 正 直 立 人 前
Vạn ban khảo ma vô thối chí, đạo tâm trì hằng nghị lực kiên.
萬 般 考 磨 無 退 志 , 道 心 持 恒 毅 力 堅
Lộ diêu mã lực tự phân biện, sự cửu nhân tâm đương như kiến.
路 遙 馬 力 自 分 辨 , 事 久 人 心 當 如 見
Lý thiên thánh vực nhất tâm tạo, bình thường chi sự tức đại thiên.
理 天 聖 域 一 心 造 , 平 常 之 事 即 大 千
Đạo chơn lý chơn Thiên mệnh chơn, ngôn chơn hành chơn Đại Đạo toàn.
道 真 理 真 天 命 真 , 言 真 行 真 大 道 全
Thật địa tu khởi Tam Bảo lộ, thế sư tẩu mã bả đạo truyền.
實 地 修 起 三 寶 路 , 替 師 走 馬 把 道 傳
Ha ha, xong
Phải biết về thời vận, tu Đạo là nhờ vào thành tâm. Khỏi bị nhiễm trần nơi
bể khổ, vô duyên có ngộ được không? Hữu duyên gặp được chơn truyền,
thân con người đừng mất đi là linh khí được mạnh lớn đấy. Hãy lo tu cái
gốc, là hạo nhiên tam phẩm, thuần túy chí khí cao, thay trời tuyên hóa. Siển
giải thiên cơ mà mở rộng con đường đạo, cảnh tỉnh con người khỏi mê muội.
Ứng với thời vận là chơn tông Đại Đạo phổ cập trần gian đấy. Cái siển hóa
là ngàn xưa không tùy tiện tiết lộ, là “Quan” “Quyết” “Ấn” cho tâm, để cứu
vớt Cửu Lục nguyên Phật tử, trong Tam Kỳ Mạt Kiếp là “Đạo” “Kiếp” đồng
giáng đấy. Gió bão “Thủy” “Hỏa” cùng đổ tới, không phải là bề trên muốn
giáng “kiếp nạn”, mà là do mầm ác lớn dần dẫn đến, Sở dĩ Thần Tiên vất vả
nhiều, là do nghĩ đến chúng sanh bị tai họa! Điều độc ác thấm vào như bị
bệnh nặng, muỗng thuốc sao trị nổi. Mê muội như lạc đường trong sa mạc,
móng chân ngựa khó phát huy. Thiện là gặp chuyện Thiện, ác là vẫn bị
chuyện ác, rốt cuộc cũng là đau buồn nhiều vui vẻ ít, càng trụy càng sâu,
mọi người bị rơi xuống tận đáy nào? Hỡi ơi! Con người tới khi lâm chung,
linh hồn về đến “Cục Điều Tra” trước “Ngã Ba Đường”, để phân biệt rõ
chuyện đúng sai. Khi tới “Cửu Dương Quan” được khen hoặc bị đày, trong
Thiên Phật Viện phân ra ngọc hoặc đá. Thiện thì thăng, ác thì trụy, trong
Địa Ngục chịu vất vả, người phản đạo hoặc bại đạo cũng phải bị như thế,
một tí ti công hoặc lỗi cũng phân thật rõ ràng. Nhìn thế gian hiện nay là
Tam Kỳ Mạt Kiếp, các vị Phật Thánh Tiên Chơn, không nhẫn tâm đồng bào
bị tai họa, “thần” và “người” cùng hợp sức viết Sách Du Ký. Muôn ngàn
tiếng gọi, ráng đúc lại cho được lương thiện, cả trăm người không được một
hai người siêu phàm nhập Thánh. Cứ ba lần từ chối lại hai lần bỏ đi, dù có
thành toàn được cũng là rất khó khăn, mười người có chín người rớt, nghĩ
lại hỡi ơi! Vì chúng sanh mà khổ, vì chúng sanh mà đau buồn. Chúng sanh
vốn là Phật tử, bị đắm chìm lâu rồi! bị mê muội thâm sâu rồi! Được mệnh
lệnh Lão Mẫu mà Phật từ bi, ban cho Ngộ Duyên được đi khắp Thiên Địa,
dốc sức ngao du các cõi, không ngại mọi vất vả, bộc phát nhiệt huyết trong
lòng, thăm dò Thánh Địa cõi lạ, thu gom được sự thật nơi Tây Phương, theo
dõi sự tích nguyên do thiết thực, ra Quyển Du Ký, để chuyển hóa Thế Giới
Đại Đồng, hãy quay đầu lại làm việc Thiện, tiến tới là tầm Minh Sư cầu
đạo tu chơn, đắc con đường đại lộ quang minh, cứu vớt muôn ngàn linh
tánh. Vì thế hãy gấp rút tiến hành, sau này khi sách làm xong, cũng có thể
phổ cập tới nước ngoài, để thế giới ta bà chuyển hóa thành Thiên đàng tại
thế, đó phải là chuyện tốt đấy, chẳng lẽ không tuyệt diệu sao!
Nói đến cuốn sách này, không phải mở miệng nói suông, mà là sự việc xảy
ra tại tịnh thổ, đưa ra sự tình thực tế trước mắt, đúng theo lý là tìm về cái
gốc, truyền lại lời nói trong suốt đêm, việc làm kéo dài nhiều ngày. Nói đến
chuyện như hôm trước, ngao du “Ngã Ba Đường”, “Cục điều tra vong hồn”,
kế tiếp là ngao du “Tam Quan bửu điện” tại núi Thúy Vi Sơn (là hành cung
của Tam Quan Đại Đế), mà vẫn chưa thấy sự việc đầu đuôi vong hồn bị xử
chịu phạt, đêm nay phụng “chỉ”, định đến thăm viếng “Cửu Cửu Tử Dương
Quan”, nhìn rõ thưởng công phạt lỗi, tra khảo thiện ác ra sao.
Bây giờ thời gian đã đến, Ngộ Duyên tâm tịnh lại, làm phiền Chấn Điện
Nguyên Soái hộ đàn, chúng ta lên đường ngao du.
Ngộ Duyên:
Đồ Đệ đần độn đã chỉnh đốn lại áo mão, cung kính đợi chờ xuất phát!
Sư Tôn:
Đêm nay ta sẽ dắt con đến “Cửu Cửu Tử Dương Quan”, viết trang Du
Ký ghi lại sự thể thiết thật trong việc tra khảo “công” và “lỗi” của tu
sĩ, Thầy xem Ngộ Duyên như là có tâm sự.
Ngộ Duyên:
Đệ tử không phải có tâm sự, mà là cảm thấy lạ! Nhớ “Cửu Dương
Quan Du Ký” đã xuất bản, tại sao Thầy phải dắt đệ tử đi thăm viếng,
như thế chẳng phải là lặp lại lần hai sao?
Sư Tôn:
Ngộ Duyên hỏi đúng! Lần này Sư Đồ ta phụng “Thiên mệnh” viết
sách “Thiên Phật Viện Du Ký”, mục đích là đem chuyện tu sĩ đắc đạo,
trải qua ra sao khi đối mặt với Chủ Quản đảm nhiệm chức trách duy
trì chánh pháp của “Thiên Địa”, trong quá trình tra hỏi đối chứng ra
sao, mới đến Thiên Phật Viện, và xin các Thiên Quan từ bi, thuyết
giảng pháp nghĩa Bạch Dương cho lưu truyền trong sách, để cho
người đời chiếu theo nó mà tìm tòi, do tu sĩ đắc đạo phải qua khảo
hạch tại “Cửu Cửu Tử Dương Quan”, mới biết được thăng lên hoặc
giáng xuống, cho nên hai ta phụng mệnh đi thăm viếng đấy!
Ngộ Duyên:
Thì ra là như thế, Đệ tử hiểu rõ rồi!
Sư Tôn:
Đêm nay ta gọi con chim “Hạc Tiên” đi ngao du… Nam mô… Hạc
Tiên nghe mệnh lệnh, bay lượn đến trước tiền sảnh, đẹp quá! Lông
cánh con hạc không một tí vết nhơ, cao khoảng hơn ba thước, trắng
sạch tựa hồ như đứa con còn trinh tiết! hai người leo lên con hạc lơ
lửng bay thẳng lên, lưng đội trời xanh, ngước nhìn Vô Cực thăm
thẳm, ngó xuống là cõi trần gian, ánh đèn lấp lánh như là sao chiếu,
không biết có mấy nghìn cây số chỉ thấy chân mây, khỏi nói nó là vô
bờ bến!
Ngộ Duyên:
Con Hạc Tiên bay nhanh, nhưng yên ổn cực kỳ, xin Sư Tôn cho biết
nguyên do!
Sư Tôn:
Ta nói con nghe đó là chim Hạc, là đã tu hơn ngàn năm, luôn ẩn trên núi Côn Luân. Không ăn vật có mạng sống, không ăn ngũ cốc, chỉ hít |
gió, uống nước sương, ngoài việc thủ “Tinh” dưỡng “Khí” định
Thần”, không lấn cấn với đời, không làm hại con người, siêu nhiên
tự tại, tu thêm trăm năm là có thể thoát xác phi thân về Tiên Giới
thành “chánh quả”!
Ngộ Duyên:
Có chuyện này thật sự! tục ngữ có câu: “Tín bất hư truyền”, có thể
chứng kiến “Thành Tiên Thành Phật đều do tu, tâm kiên thành quả
vui mải miết”. Làm cầm thú còn được như thế, huống hồ chi con
người?
Sư Tôn:
Có chí kiên nhẫn là chẳng khó đấy! con người là vạn vật chi linh, đủ
cả ngũ hành, khó đắc được thân thể con người, con người nếu như có
tâm kiên nhẫn tu đạo, cũng được thành tựu thế đấy. Nay gặp Thiên
Vận được chơn truyền phổ độ, người hữu duyên là đắc được, quý lấy
nó, giữ gìn nó, theo nó mà tu, trước sau như một, lo chi không thể
liễu thoát khổ hải mà chứng quả!
Sư Đồ nói nhau như thế, đã bay qua “Cục Điều Tra Vong Linh”, lại bay qua núi Thúy Vi Sơn (hành cung của Tam Quan Đại Đế), nhìn ra xa phía trước có một bức tường lớn, ánh đèn lấp lánh, bên ngoài tường có cỏ dại mịt mù, nhìn qua hướng Đông Nam, có ba con đường lớn thông đến cổng cửa lớn |
của bức tường).
Ngộ Duyên:
Nơi này chắc chắn là cửa khẩu “Cửu Cửu Tử Dương Quan” có phải
không?
Sư Tôn:
Đúng đấy! trong cửa khẩu có thiết lập “Phòng tra khảo công lỗi trừng
trị vong linh đắc đạo”, hai ta xuống hạc tiên thăm viếng các khâu
trong cửa khẩu, ghi vào trong Du Ký…
Nói xong Cổ Phật cho hạc Tiên đậu xuống bên lề đường, hạc nghỉ ngơi
trong rừng, hai người đi bộ vào cửa khẩu, chưa được vài bước, bỗng nhiên
cổng cửa mở to ra, có vài Vị Quan bước ra, đến trước mặt Cổ Phật, cúi đầu
hành lễ.
Quan Cõi Tiên:
Tiểu Quan phụng mệnh “Điện Chủ”, đến đây nghênh đón, phòng
khách cách đây không xa, cung kính thỉnh Cổ Phật và Ngộ Duyên
giáng lâm, “Điện Chủ” trong sảnh đường cung kính đợi chờ lâu rồi!
Sư Tôn:
Miễn lễ! Miễn lễ! Được Tổ Sư nhã ý thế này, ta không lãnh nổi! Ngộ Duyên! Hãy mau bái kiến Tiên Quan, đừng thất lễ.
Ngộ Duyên:
Tại hạ bái kiến Tiên Quan.
Thế là vài người đi thẳng bước vào cửa khẩu, bức tường cao to, tựa
hồ như thành trì cổ xưa, trong cửa khẩu rộng lớn, bên phải bên trái,
trước sau, có mười mấy vị, thân hình cao to, là các vị Kim Cang bảo
vệ cửa khẩu, mặc áo giáp, mang theo gươm, rất có khí thế giữ tại cửa
khẩu, ngẩng đầu lên nhìn, phía trên chánh điện có treo một tấm biển,
trên biển ghi: “Cửu Cửu Tử Dương Quan”, năm chữ to, ánh vàng
sáng chói.
Ngộ Duyên theo phía sau Cổ Phật, vừa đi vừa ngắm, đến gần cửa khẩu, các vị Kim Cang Hộ Pháp hành lễ nhau với Cổ Phật, sau đó bước vào cửa khẩu, Quan Cõi Tiên đi trước, mọi người đi thẳng vào bên trong cửa khẩu. Chẳng mấy chốc, đã đến trước chánh điện, ngẩng đầu lên nhìn, tòa điện rất khí thế, trang nghiêm như tòa quan phủ, ngay chánh điện có treo một tấm biển, trên biển ghi: “Thần Dương Điện” ba chữ lớn, ánh vàng chói rọi, bên phải bên |
trái có hai câu đối:
Công quá thanh minh há năng khi mãn.
功 過 清 明 豈 能 欺 瞞
Thiên lý chí công hào vô tư tình.
天 理 至 公 毫 無 私 情
Bên cạnh bức vách đá có ghi cổ văn rất nhiều, Ngộ Duyên muốn đọc tỉ mỉ,
chỉ thấy Điện Chủ bước ra tiền sảnh đón tiếp, vì chưa đọc hết nên thấy tiếc
trong tâm!
Sư Tôn:
Trong khi bận rộn tới quấy rầy, thật là bất kính, xin Điện Chủ lượng
thứ cho!
Điện Chủ:
Cổ Phật vất vả nhiều rồi, vì cứu chúng sanh, dầm mưa chịu sương gió,
xin vào trong điện nghỉ ngơi!
Ngộ Duyên:
Tại hạ bái kiến Điện Chủ thánh an!
Điện Chủ:
Miễn lễ! Miễn lễ! Trong lúc nói với nhau, dẫn đường đi trước vào
điện, Ngộ Duyên theo phía sau Sư Tôn cùng vào trong điện, ngắm
nhìn bên trong điện, trang nghiêm thanh nhã, phía trên chánh điện có
treo một tấm biển, trên biển ghi “hoàng ân hạo đãng” bốn chữ to màu
hoàng kim, ánh sáng chói rọi, nhìn qua bên trái, sát vách có treo một
bức “cách ngôn” rằng:
Nhất vấn nhất đáp, vấn thanh thẩm tường, thánh đạo duy tôn, bất cảm loạn
一 問 一 答 , 問 清 審 詳 , 聖 道 唯 尊 , 不 敢 亂 評
bình, tiêm hào công quá, công chánh minh đăng.
評, 纖 毫 功 過 , 公 正 明 燈
Nhất khảo cung trường, nhị đối thiên mệnh, tam tiếp khai hoang,
一 考 弓 長 , 二 對 天 命 , 三 接 開 荒,
tứ tra đàn danh, ngũ đối dẫn bảo, lục tuân danh tự, thất đề nhật canh,
四 查 壇 名 , 五 對 引 保 , 六 詢 名 字 , 七 提 日 庚
nhất nhất khảo chứng, cửu cửu quan khẩu, chỉ chung phi phúc,
一 一 考 證 , 九 九 關 口 , 止 終 非 福
thiếu nhân hiền hề, sơ thụ Tam Bảo, duy quải đạo danh,
少 人 賢 兮 , 初 授 三 寶 , 惟 掛 道 名
bất tu bất vụ, duệ bạch duệ binh, đạo nan thành dĩ, đề tỉnh nguyên linh.
不 修 不 務 , 曳 白 曳 兵 , 道 難 成 矣 , 提 醒 原 靈
Ngộ Duyên đọc xong, nhìn qua bên phải, sát vách cũng có một bức “Giới
Ngôn” rằng:
Kim nhật tri liễu nghiệt, túc tịch khổ tương tầm.
今 日 知 了 孽 , 宿 昔 苦 相 尋.
Mạc oán kim sanh khổ, khước tri tiền thế nhân.
莫 怨 今 生 苦 , 却 知 前 世 因
Mạc thán tu đạo nan, đương minh tiền thế nhân.
莫 嘆 修 道 難 , 當 明 前 世 人,
Nhược kim tu đạo dịch, tất định thanh nhất thân.
若 今 修 道 易 , 必 定 清 一 身
Tiền thế vô oán khiên, hà hoạn vô oán tầm.
前 世 無 寃 愆 , 何 患 無 怨 尋
Tu đạo nhị lộ biệt, thành tắc quý chơn chơn.
修 道 兩 路 別 , 誠 則 貴 真 真
Thấy trong điện có rất nhiều Vị Quan, ai nấy đều bận rộn, thấy Cổ Phật
bước vào điện, ai nấy đều cung kính hành lễ. Chắp xá nhau với Cổ Phật.
Điện Chủ mời Cổ Phật thăng tọa. Chủ và khách an tọa xong, Quan Cõi Tiên
dâng lên trà thơm, trái cây quý hiếm!
Sư Tôn:
Được Tổ Sư nhã ý như thế, thấy khó yên lòng, đêm nay phụng chỉ lên
điện thăm viếng, quấy rầy Tổ Sư, thật là xin lỗi, mong Tổ Sư vất vả
chỉ dẫn cho, và quan sát những bố trí trong các phòng ban, để ghi vào
trong Du Ký, để đóng góp trong việc cứu giúp mạt kiếp hiện nay!
Tổ Sư:
cầm thú, tội ác tày trời, hổ thẹn cho họ! Ta ở trong “Tử Dương Quan”,
gánh nặng và việc nhiều, muốn cứu vãn đạo phong thế giới nhưng
không biết cách nào, vui mừng có ngày hôm nay, được Cổ Phật thỉnh
ý chỉ” Lão Mẫu cho ra Sách Du Ký, ta cũng có thể đóng góp một tí
tâm sức đấy!
Ngộ Duyên:
Đệ tử có nghe nói con người đắc đạo, sau khi mãn tuổi thọ, chắc chắn
đến cửa khẩu này, khảo chứng công và lỗi, chưa biết cửa khẩu này có
lập ra phòng ban nào, xin Tổ Sư khai thị cho!
Tổ Sư:
Tốt thôi! Ta vốn muốn nói tới tình huống tại nơi này, Ngộ Duyên hỏi
tới, ta nói ngay đấy.
Con người hiện nay, những ai đắc đạo lúc còn sống trên đời có hành
thiện, tới khi hết tuổi thọ, quy y tịnh thổ, ai nấy đều phải trải qua
Cửu Cửu Tử Dương Quan”, khảo chứng Tam Bảo và điều tra nhân
quả trong tam kiếp.
Cái gọi là “Cửu Cửu Tử Dương Quan”, là danh từ gọi chung cho
Tam Quan” đấy, là trong “Cửu Cửu Tử Dương Quan” có phân ra
Tam Quan, gọi là: “Tử Dương Quan”, “Hòa Dương Quan”, “Cửu
Dương Quan”.
Mà “Tử Dương Quan” là đứng đầu trong Tam Quan, trong quan có
thiết lập ba cửa khẩu, gọi là “Cửa Khẩu Thần Dương”, “Cửa Khẩu
Thanh Dương”, “Cửa Khẩu Bích Dương”. Tại “Cửa Khẩu Thần
Dương”, có Tổ Sư là Thiên Phùng, chuyên phụ trách tra hỏi tên họ,
tại “Cửa Khẩu Thanh Dương”, Tổ Sư là Thiên Bính Tổ Sư, chuyên
phụ trách tra hỏi tên của Sư Tôn, tại “Cửa Khẩu Bích Dương”, Tổ Sư
là Thiên Vệ Tổ Sư, chuyên phụ trách tra hỏi quá trình bước vào con
đường đạo.
Cách “Tử Dương Quan” khoảng nửa cây số, là “Hòa Dương Quan”,
trong quan có thiết lập ba cửa khẩu, gọi là: “Cửa Khẩu Đơn Dương”,
“Cửa Khẩu Cảnh Dương”, “Cửa Khẩu Vương Dương”.
Tại cửa khẩu Đơn Dương, Tổ Sư là Thiên Phụ, chuyên phụ trách tra
hỏi cho rõ việc quy y. Tại “Cửa Khẩu Cảnh Dương”, Tổ Sư là Thiên
Ly Thánh, chuyên phụ trách tra hỏi về ngoại công tại “Cửa Khẩu
Vương Dương “,
Tổ Sư là Thiên Tâm Thánh, chuyên phụ trách tra
hỏi về nội công.
Cách “Hòa Dương Quan” khoảng nửa cây số, cũng có một quan, gọi
là “Cửu Dương Quan”, trong quan có thiết lập ba cửa khẩu gọi là
“Cửa Khẩu Chấn Dương”, “Cửa Khẩu Tử Dương”, “ Cửa Khẩu Cửu Dương”. Tại “Cửa Khẩu Chấn Dương”, Tổ Sư là Thiên Trụ Tổ Sư,
chuyên phụ trách về việc luận công quả, tại “Cửa Khẩu Tử Dương”,
Tổ Sư là Thiên Anh Tổ Sư, chuyên phụ trách thẩm tra cho rõ bát đức,
tại “Cửa Khẩu Cửu Dương”, Tổ Sư là Thiên Nhậm Tổ Sư, chuyên
phụ trách việc chuyển tên họ vào hồ sơ cõi Tiên.
Tam Quan mới vừa kể trên đây, tính ra có 9 cửa khẩu, mỗi cửa khẩu
lại có thiết lập chín phòng ban, tù giam, viện, nơi, đình, phụ trách
việc khác nhau, đều dựa vào việc phụ trách của các cửa khẩu mà phân
ra chi tiết thêm, cho nên trong Tam Quan tổng cộng có cửu cửu 81
cửa khẩu nhỏ, có 32 Vị Phật Thánh Tổ Sư, 500 Linh Quan, Thiên
Long Bát Bộ, 265 vị Quan Cõi Tiên chuyên phụ trách: khảo chứng,
thẩm tra, điều tra, trừng trị, hình phạt, thưởng công, ban phước lành,
tu luyện, sám hối, điều trị, tịnh thân, tu tánh, sáng suốt viên mãn,…hễ
những ai lúc còn sống trên đời có quy y Chùa, Miếu, Am, Đường,
hoặc là những ai có đắc đạo, đến khi mãn tuổi thọ, bước đầu tiên từ
“Cục Điều Tra Vong Hồn”, đi đến Tam Quan bửu điện (hành cung),
khảo chứng Tam Bảo hoặc là huyền diệu của Đại Đạo. Sau đó đến
Cửa Khẩu Thần Dương tại “Tử Dương Quan”, giao Tổ Sư ta điều tra
họ tên, tra rõ nhân quả trong 3 kiếp, sau đó chuyển đến các cửa khẩu,
trải qua 81 cửa khẩu mới có thể đến “Viện Công Quả Bát Quái”, án
công định quả, tịnh dưỡng bổn tánh.
Ngộ Duyên:
Khấu tạ Tổ Sư khai thị huyền cơ của “Cửu Cửu Tử Dương Quan”!
Nếu như con người sống trên đời, hay hành thiện bố thí, suốt đời tới
lui Chùa, Miếu, Am, Đường, quy y chùa chiền, sớm tối thành tâm lo
việc lễ Phật thành tâm tụng kinh, có thiện hành đáng khen, công đức
hơn mọi người, đến khi mãn tuổi thọ, muốn về tịnh thổ, có cần phải
đi qua 81 cửa khẩu này sao?
Tổ Sư:
Từ xưa đến nay những người tu đạo đắc đạo, bất luận là Nho Gia,
Thích Gia, Đạo Gia, bất luận môn hộ nào, công đức nhiều hoặc ít ,
đốn pháp hoặc tiệm pháp. Đến khi mãn tuổi thọ, ai nấy đều phải đi
qua khảo chứng tại 81 cửa khẩu. Cái gọi là 81 cửa khẩu, chính là số
của Thiên Địa, hễ muốn thoát khỏi Tam Giới tu Đại Đạo, đều phải
qua 81 cửa khẩu này, mới được thành chơn chứng quả đấy.
Hễ mọi người đi qua cửa khẩu đầu tiên, bước đầu là tới đây, giao bổn
điện khảo chứng: lúc còn sống là quy y hoặc đắc đạo (xem biểu văn
trình tấu), tên họ và vào thời điểm nào, đối chứng Tam Tào “Thiên”,
“Địa”, “Nhân”, Phật quy lễ tiết không sai, “Thiên mệnh” không giả,
mới được thông qua bổn điện, rồi đến “Thanh Dương Điện” khảo
chứng đạo của Sư Tôn, cho nên bổn điện là cửa khẩu đầu tiên trong
Tử Dương Quan”, và có thiết lập thêm 9 phòng ban, là cửa khẩu nhỏ
để trau chuốt thành chơn, mọi người dựa vào những cái công và lỗi tu
được lúc còn sống trên đời mà đến các phòng ban.
Ngộ Duyên:
Đệ tử hiểu rồi, phải chăng được xin Tổ Sư khai thị chỗ khác biệt của
các cửa khẩu?
Tổ Sư:
Nguyên linh quy y “tịnh thổ” tại các động thiên, phải hội đủ 3 điều
mới được đến đó:
Điều 1: là nhân quả 3 kiếp phải được thanh.
Điều 2: phẩm chất hành vi phải đoan chính.
Điều 3: tế thế độ chúng hành công lập đức.
Nếu có đủ 3 điều, thì tùy theo nguyện của mỗi người khác nhau mà
về tịnh thổ, riêng nếu như không đủ 3 điều thì chưa được đấy, chắc
chắn phải tu bổ trong Tam Quan này, đến khi công Thiện không sai
sót, tâm tánh cực kỳ viên mãn, mới được đi qua 81 cửa khẩu mà đến
tịnh thổ. Nếu như lúc còn sống “đắc Đạo” nhưng hành vi không đoan
chính, phản đạo bại đức, khi Sư diệt Tổ, những người kiểu này,
không thể khớp với Thiên Địa chánh khí, đến khi mãn tuổi thọ, khó
thông qua khảo chứng của Tam Quan đấy. Cho nên “Cửa Khẩu Thần
Dương” có thiết lập 9 cửa khẩu nhỏ trau chuốt thành chơn, bồi dưỡng
thành chơn, chuyên phụ trách lo liệu việc đối chứng cho sạch nhân
quả 3 kiếp, hễ lúc còn sống có quy y Chùa, Miếu, Am, Đường hoặc là
đã đắc Đạo, nếu như kiếp trước nghiệp duyên còn nặng, mà kiếp này
lại được cái vỏ ngoài là hướng thiện, nhiều lần làm việc không đúng
Đạo Lý, Tổ Sư đây công chánh vô tư, tra rõ từng tí ti, chánh khí khó
khoan hồng, cho đày xuống “cửa khẩu nhỏ số 9 trau chuốt thành
chơn”, hình phạt thời gian 30 ngày, sau đó giao các Vị Quan tại Âm
Phủ giải xuống Địa Ngục, giao Thập Điện Diêm Vương phán xét
hành hình.
Nếu những ai là đã sạch nhân quả 3 kiếp, là những người có quy y về
cửa đạo, nhưng không một tí kiền thành lễ Phật, không tham ngộ
Chơn Lý, thì bị đưa đến cửa khẩu thứ 7, tiếp nhận giáo dục tẩy rửa
thói hư tật xấu.
Những ai là đã đắc đạo, ban đầu thấy siêng năng tu, hành đạo Chí
Thiện, về sau thì trì trệ dần dần, ngạo mạn trên đường đạo, tự cao tự
đại, thế là bị đưa đến cửa khẩu thứ 4, là “Phòng Sám Hối” để tu bổ,
nếu ở trong phòng sám hối, những ai chơn tâm sám hối sửa lỗi, được
đưa đến “Cửa Khẩu Thanh Dương”. Nếu những ai trong “Phòng Sám
Hối”, không một tí tâm hối cải, còn có tâm oán hận giận dữ, bị ghi
một lỗi lớn trừng phạt, hễ những ai bị ghi 3 lỗi lớn, là bị đày xuống
Âm Phủ chịu khổ. Nếu những ai đã sạch nhân quả 3 kiếp, sau khi đắc
đạo, tuy kiền thành hướng về đạo, mà không siêng năng việc tam thí
cứu thế giúp đời, cho nên công đức rất ít, thì bị đưa đến “Phòng Tu
Bổ Dưỡng Chơn số 3”, sau khi tu bổ công đức, được qua cửa khẩu
này đến “Cửa Khẩu Thanh Dương”. Có những người đáng khen, đắc
đạo rồi chí thành, lập công lập đức, nếu lúc còn sống hay hành thiện
bố thí, giữ lấy đạo trước sau như một, xả mình cứu người, hành “bất
nhị pháp môn” từ bi bình đẳng, hành đạo như thế sau khi mãn tuổi
thọ, các Vị Quan đến nghênh đón về “Phòng dưỡng chơn số 1” và
phòng dưỡng chơn số 2”, tắm rửa sạch sẽ thay áo cát tường, ban mũ
vàng cho đội, Thiên Quan đến nghênh đón về “Cửa Khẩu Thanh
Dương”, được tiếp đãi như khách quý.
Cho nên người tu đạo nếu tâm thành trước sau như một, đừng thoái
chí trì trệ! Những việc Thiện Ác công lỗi trên đời, bề trên xét rất rõ,
không một tí sai lệch. nay gặp Thiên Vận, Đại Khai Phổ Độ, những ai
đắc đạo, nếu biết nhận lý quy chơn, trong tâm khớp với hành vi bên
ngoài, đừng làm trí tuệ bị mê muội, tự mình sai làm người khác bị sai
theo, hoặc là tự chịu trụy lạc, thoái đạo tự phải khổ đấy!
Sư Tôn:
Cảm tạ Tổ Sư khai thị tường tận những việc làm tại quý điện, hiện
nay Tam Tào Phổ Độ, vạn giáo tề phát, chơn tông ứng vận giáng
xuống trần gian, cứu vớt nguyên Phật tử. Đáng tiếc là căn cơ con
người thời kỳ mạt pháp, trí tuệ bị nghiệp lực che lấp đi, dễ bị những
lời giả nhưng nghe nhìn giống thật mà bị lừa gạt, dẫn đến tự mình bị
sai truyền người khác bị sai, những trường hợp làm trở ngại cho
người ta trở ngại cho đạo tràng rất nhiều kể không xuể, xin Tổ Sư kể
sơ qua những trường hợp thường gặp phải, đóng góp vào trong Du
Ký, để chỉnh ngay tầm nhìn người đời.
Tổ Sư:
Chơn lý vô cổ kim, hoành trực tại nhân tâm.
真 理 無 古 今 , 橫 直 在 人 心
Nhược chấp môn hộ lý, giai dịch tạo nghiệp nhân.
若 執 門 戶 理 , 皆 易 造 業 人
Một câu nói của Cổ Phật nói trúng chứng bệnh của Thánh nghiệp phổ
hóa hôm nay, hiện giờ pháp thuyền Bạch Dương nơi nào cũng thấy,
có thể nói là chiếc thuyền “từ hàng” lớn của bề trên, để Thánh Nghiệp
được phổ cập chuyển hóa mà phát triển rộng rãi trở thành một mảnh
tịnh thổ sáng suốt. Thế này cũng là nhờ thấm nhuần bởi ân huệ của
Cổ Phật, và các đệ tử Bạch Dương cùng nhau nỗ lực mới có!
Cổ Phật:
Không dám! Không dám! Pháp môn Bạch Dương của ta là Phụng
Thiên Thừa Vận Phổ Độ Thâu Viên, tuy hơi có thành tựu, nhưng
chứng bệnh cũng là rất nhiều, đêm nay làm phiền Tổ Sư khai thị cho
số người mê muội kia có một con đường chánh đạo quang minh!
Tổ Sư:
Từ cổ xưa đến nay, bề trên đã giáng pháp thuyền rất nhiều, những
chơn lý nói ra, đều là một cả, nhưng do tâm con người mỗi người tiếp
nhận khác nhau, luôn luôn là sau khi trải qua một đoạn thời gian, sẽ
xảy ra những lầm lẫn do con người gây ra. Trách nhiệm này không
phải thuộc về Thầy truyền thụ Chơn Lý, mà là do môn Nhân trong lúc
thay mặt Thầy đi truyền pháp có sự hiểu lầm dẫn đến! điều này ta
mong người đời phải hiểu rõ trước. Hiện nay pháp môn Bạch Dương
đã phổ biến tại thế giới ta bà, người được giáo hóa dẫn dắt, phần đông
đều là nhận lý quy chơn, lo hành việc Thiện, tuân theo đạo đức, sẵn
àng hành “tam thí”. Điều khó thấy chính là những đệ tử Bạch Dương,
đều có một cái tâm đạo tích cực thay trời tuyên hóa, đó cũng là
nguyên nhân pháp môn Bạch Dương được phát triển rất nhanh.
Nhưng cũng do cái tâm ân cần độ người thế này, có một số người
không nhiều luôn luôn trong vô tình mắc phải chứng bệnh là bán dưa
khoe dưa ngon, tự khoe đồ mình bán, khinh khi cái của người ta, nói
tốt cái của mình! Ví dụ như: một số Đệ Tử Bạch Dương do xem trọng
Tam Bảo chơn truyền, luôn luôn phạm vào nhận thức sai lầm là bất
cầu Tam Bảo, là bất năng siêu sanh liễu tử, vì thế khinh khi người tu
chưa cầu đạo, điều này chính là do không rõ siêu sanh liễu tử cần
phải nhờ vào minh tâm kiến tánh, người giác hành viên mãn mới có
thể chứng đắc. Bất luận là quy y chánh giáo nào, nếu như có thể hiểu
sâu vào giáo lý chơn truyền trong đó, triệt để đi hành không trì trệ,
chơn tu thật luyện, sau cùng đều có thể minh tâm kiến tánh mà siêu
sanh liễu tử. Tuy rằng pháp môn Bạch Dương, là chánh giáo ứng vận
mà giáng, đã đủ cả về “chánh lý, chánh pháp, chánh duyên”. Lại
có rất nhiều tiền hiền mẫu mực có thể làm gương mẫu cho hậu học,
mọi người bước vào và tu lấy được yên ổn hơn, nhưng cũng không
thể vì như thế, mà nảy sanh ý niệm tự nâng cao môn hộ của mình,
khinh khi Chơn Lý Hồng Dương Kỳ, như là nói A Di Đà Phật đã lỗi
thời rồi, Thích Ca Phật đã lỗi thời rồi, nhìn Chùa Miếu Hồng Dương
Kỳ là cứ chấp về hình tướng cho là của Hậu thiên, còn chúng ta là
Tiên Thiên,… có những quan niệm như thế, đều là không khớp với
cái đạo tâm chí bình, chí chánh, chí công, chí viên. Phải biết rằng đệ
tử Bạch Dương tuy rằng cầu đắc Tam Bảo rồi, được Minh Sư chỉ
điểm con đường tu đạo, nếu không chịu chơn tu thật luyện, thế thì
cũng là không được siêu sanh liễu tử. Một cái là tu trước đắc sau, còn
cái kia là đắc trước tu sau, chỉ là nhân duyên khác nhau, cảnh giới sau
cùng phải đạt đến là như nhau! Cho nên ta hy vọng tu sĩ trên đời,
đừng thường xuyên tranh luận về pháp môn, mà phải yên ổn cái
duyên chơn tu mới là chánh đạo. Nếu không, cứ tự tạo thêm khẩu
nghiệp, có bổ ích chi về tu đạo?
Ngộ Duyên:
Cảm tạ Tổ Sư từ bi! Thái độ tín ngưỡng của tu sĩ hiện nay tựa hồ như
đều vô tình mắc phải chứng bệnh “Duy ngã độc tôn”, thật ra thì vạn
pháp bình đẳng, chơn giả của Đại Đạo, là ở chỗ “chơn giả” của cái
tâm đấy!
Sư Tôn:
Nhìn lại đạo tràng Bạch Dương hiện nay, vẫn còn rất nhiều người là
mê tín, tin mù quáng, thật sự làm cho ta lo lắng, xin Tổ Sư nhờ vào
cơ duyên này, khai thị cho đệ tử Bạch Dương của ta biết thái độ chính
xác về tín ngưỡng chánh đạo!
Tổ Sư:
Cổ Phật đã là có cái tâm ứng duyên như thế, thì ta không ngại ra vẻ
thô thiển, nói sơ vài điều để đóng góp cho tu sĩ tham chiếu:
Tu đạo là tu lý, tu lý là dựa vào cái chơn. Cho nên “tín ngưỡng” phải
dựa vào “chơn lý” mà “quy y”, không được dựa vào “con người” mà
quy y”, nói tóm lại, chơn lý là vạn cổ bất biến, những cái được
Thánh Hiền Tiên Phật từng đời đến nay truyền thụ cho đều là chiếu
theo nguyên tắc này, cho nên là kim chỉ Nam trong tu đạo. Con người,
tùy lúc mà có tư tâm và tà kiến, cho nên không được dựa vào làm
mực chuẩn tuân theo, với lại sự lý tương thông với Thiên Lý, trên con
đường tu đạo, mọi người phải tuân theo không phải là người ta nói thì
ta cũng nói theo. Đối với nhóm người chỉ biết kết bè kết đảng, ủng hộ
cho náo nhiệt thêm, làm đẹp bề ngoài, không có quan tâm thật sự, đối
với nhân tâm tình đời cũng không có cống hiến trong việc công ích xã
hội, có người thì chuyên môn dùng lời quái lạ mê hoặc mọi người, là
những người không chú trọng phẩm chất đạo đức, nhất thiết đừng mù
quáng đi theo đấy!
Đạo là đại diện cho viên mãn chí thiện, tuyệt đối không nói mình tốt,
nói xấu người khác, hoặc là tự cho là giỏi hơn người ta, khinh khi
khuyết điểm của người khác. Cho nên Phật nói: “vạn pháp bình đẳng,
chúng sanh bình đẳng. Chỉ cần dụng tâm có theo chơn lý thật sự, với
hành vi xác thực khớp với đạo đức từ bi, đều là mực chuẩn trong tín
ngưỡng”.
Đạo trong cuộc sống hàng ngày, tu đạo là việc rất bình thường, rất
chơn thật, chỉ cần có “ngũ luân” “bát đức” trong nhị lục thì trung, tự
nhiên hành nó ra trong cuộc sống hàng ngày. Không những là làm tốt
cho bản thân mình, còn tốt cho cả Thiên Hạ, thế này tức là tu đạo;
nếu vì tu đạo, mà phá hoại cuộc sống hằng ngày, thậm chí bỏ bê
chánh nghiệp, cuồng nhiệt, kích động, đều không phải biểu hiện đáng
phải có trong tín ngưỡng chính xác.
Hành đạo phải phát ra từ nơi bổn tâm, không được chấp chước về
tướng, không được ngoan cố chấp về chữ “không”, bất luận là pháp
thí, tài thí, vô uý thí, đều phải phát ra từ nơi tự nguyện tự tâm, lượng
sức mà làm, không được miễn cưỡng. Với lại hành công lập đức,
đừng tồn tâm một tí ti tư tưởng là công đức vô lượng hoặc là sau này
sẽ Thành Tiên Thành Phật, phải noi gương Bồ Tát dốc sức “tứ thệ
nguyện”, quảng độ “đại địa hữu tình”.
Với lại bên trong là không có chấp tâm về độ người, bên ngoài là
không có chấp tướng về những người ta độ, thật tự nhiên như thế có
vẻ ngây thơ là được rồi!
Đại đạo chí công vô tư, không nhiễm một tí nhân tình trong đó, nhận
lý hành đạo, mới là làm việc đạo thật sự. Cái gọi là tu đạo “theo tình
người”, chính là không biết chơn lý thật sự trong tu đạo, xem đạo là
nhân tình. Như là có một số Tiền Nhân, làm theo ý mình, xem đạo là
nhân tình để bán. Như là chỉ cần có người nghe lời, có tiền gởi tới,
hoặc là vì muốn lợi dụng hoặc lấy lòng người nào đó, thì ban Thiên
Mệnh cho người đó để làm “Điểm truyền sư”. Còn điều nữa như là có
một số tu sĩ, không cần biết tiền nhân là chánh tà thiện ác, mù quáng
đi theo, hoặc là chuyên môn lấy lòng nịnh bợ Tiền Nhân, vọng tưởng
sau này sẽ được y che chở cho, ôi! Kiểu này mất đi tánh lý và trí tuệ,
toàn nhờ vào mối quan hệ tốt xấu cho riêng mình mà tu đạo, khỏi nói
cũng chẳng phải là thái độ chính xác trong tín ngưỡng, nếu không
quyết tâm sửa bỏ những điều không phải thế này, chỉ có cùng nhau
trụy lạc!
Đại Đạo rất là từ bi, trong vận chuyển của pháp luân cứ ứng duyên
mà không đổi thay, không đổi thay trong khi ứng duyên. Phi loan, xác
thực là trời và người hợp nhất mà làm ra, áo diệu vô cùng. Người chủ
sự trong việc này, nếu như thành tâm về đạo, không một tí tư tâm, mà
vị đóng vai thiên tài” (một trong tam tài) lại có thể tâm trống không
chẳng suy nghĩ gì, dẫn dắt cái tánh ngây thơ, như thế thì bài loan văn
do Tiên Phật phê ra tất nhiên đáng tin, trái lại là sẽ có vấn đề. Thật ra
nếu tin về Thần, là giống như tin về lý, tin về loan, người tu không
được cứ tin mù quáng vào bài loan văn, mà nên dùng trí tuệ đi suy
thêm cái lý, phân biệt dụng tâm của huấn văn. Nếu là khớp với chơn
lý làm người ta ngộ đạo, thì là hóa thân của chơn lý, là lời “tâm ngữ”
của Tiên Phật. nếu ngược lại mà hoàn toàn nghe theo hoặc mù quáng
đắm chìm vào, bị lừa mà tự mình không hay biết. Cho nên thành tựu
cũng nhờ vào phi loan, khảo cũng nhờ vào phi loan, thất bại cũng nhờ
phi loan. Phi loan vốn là biện pháp ứng theo duyên thật tiện lợi của
bề trên để dẫn mê nhập ngộ. Tiên Phật nhờ vào cây bút gỗ trên “sa
bàn”, ngoại trừ việc cho thấy huyền diệu của Đại Đạo, chủ yếu vẫn là
siển phát ý chỉ áo diệu của Ngũ Giáo, để cho chúng sanh có cái noi
theo để khử trược trở về viên mãn mà thôi. Cho nên tu sĩ hãy tham
ngộ cho nhiều kinh điển Ngũ Giáo để ấn chứng với huấn văn. Như
thế mới có thể nảy sanh chơn tri và nhận định sáng suốt, mới nảy
sanh lòng tin vững vàng đối với đạo. Cho nên tu Đạo không được tin
mù quáng theo loan văn, mà nên tồn lấy lý trí và đạo tâm thanh tịnh!
Đại Đạo vận chuyển vi diệu cực kỳ, nhưng vẫn dựa vào thiên luật trật
tự làm chuẩn, ở chỗ con người thì chú trọng “can thường nhân đạo”.
Cho nên đừng dựa vào quái lực loạn thần làm bửu bối để dẫn người ta.
Hiện nay có rất nhiều tu sĩ suốt ngày cầm quyển thiên cơ đoán mù
quáng hù người ta, nói người nào đó là Tổ Sư, lúc nào sẽ có thế giới
đại chiến! lúc nào sẽ có ôn dịch để hù người ta, lừa người ta. Thật ra
không biết cái gọi là Thiên Cơ: nếu không phải người thích hợp là
không truyền. Nào là dễ dàng như thế mà bị người ta đoán được?
huống hồ chi nếu là người “sợ sẽ bị ra sao” mới cắn răng đi tu đạo, đã
là mất đi chánh đạo rồi! có lúc Tiên Phật, dựa vào loan văn cảnh tỉnh
người đời, nhưng mình là người tu đạo, hãy nên cố gắng dụng tâm,
chứ không phải dựa vào Thiên Cơ thế này thế kia, mà là phải lấy thân
mình làm gương, lập “đức” lập “ngôn” cứu thế độ chúng sanh, thay
trời tuyên hóa, hy vọng được chuyển hóa kiếp nạn, nào là cầm quyển
Thiên Cơ cố tình cho huyền ảo lên? Mong rằng tín ngưỡng của tu sĩ
nhất thiết đừng xây dựng trên quyển Thiên Cơ!
Thiên vận đến lúc này là giữa nguyên hội “Ngọ” và “Mùi”, Nhà Nho
ứng vận, hy vọng ai nấy đều tồn tâm dưỡng tánh, tu cho bản thân và
để người khác được yên ổn, chuyển hóa ta bà thành Thế Giới Cực
Lạc, như thế mới là tinh thần tu đạo, và mới là sứ mệnh lớn của pháp
thuyền Bạch Dương! Cho nên mong mỏi tu sĩ đừng đắm chìm vào
trong “Thuật”, “Lưu”, “Động”, “Tĩnh”, nếu để mấy điều này vận
dụng trên khía cạnh chơn lý là từ bi ứng duyên thì dùng nó một lát
cũng được, hoặc để giúp thân thể khỏe mạnh, nhưng nếu chấp vào 4
điều này mà tu đạo, thì xa khỏi cái đạo rồi!
Đệ tử Bạch Dương lãnh nhận “Tam Bảo chơn truyền”, chính là đắc
được “Đường kim tuyến” trở về Lý Thiên, chỉ cần có thể ngộ triệt để
về diệu nghĩa chơn như của Tam Bảo, nhờ vào “Thiên Mệnh chơn
truyền” của Tam Bảo, cùng với “Đạo thống chơn truyền” và “Tâm
pháp chơn truyền” trong đó, ôm lấy đạo phụng hành, không giây phút
nào rời khỏi Đạo, làm một người chánh nhân Quân Tử, chính là
“Đường kim tuyến” không bị đứt. “Đường kim tuyến” đứt hoặc
không đứt, phải xem tu sĩ tự mình phải chăng thành tâm tu đạo,
không ở chỗ phải chăng theo sát người nào! Đệ tử Bạch Dương hiện
nay phần đông đều có thể quy y chơn lý, thật lòng làm việc đạo,
nhưng có số người rất ít chẳng hiền lành, những cái gọi là 36 cung
trường giả, 72 Tổ Sư giả cũng thừa cơ xuất hiện, mạnh ai nấy tự thiết
lập ra “mồi độc” dụ mọi người, khiến mọi người mắc câu. Có người
tự xưng là Tổ Sư, có người cho rằng y nắm giữ đại quyền sắc phong
Thần” , các vị Thần sau này đều do y sắc phong. Có người tự cho là
Thiên chơn tổ”, với vọng ngôn rằng phụng mệnh tuyển chọn 3.600
thánh, 48.000 vị hiền sĩ. Có người tự xưng là đời Minh Sư thứ 19, có
người nói Tam Bảo đã bị công khai, đã mất hiệu lực rồi, phải quy y
ông ta, điểm đạo lại từ đầu. Có người tự xưng là phụng mệnh làm
việc thâu viên, cần phải quy y ông ta điểm đạo lại mới có thể trở về
Lý Thiên. Thật là quái lạ ly kỳ, kể không xuể, thật đáng thương! Một
số tu sĩ mê vọng vô tri, chen nhau vào tròng, lỡ bị lạc đường mà
không tự biết, có người còn tự cho là điều đáng vui mừng!
Truy tìm nguyên nhân, nhóm người đó sẵn lòng sống chết đeo theo
sùng bái “Tổ Sư giả”, đều là tu vào trong “đạo theo nhân tình”, “đạo
theo sa bàn”, “đạo theo Thiên Cơ”, đạo theo “Thuật”, “Lưu”, “Động”,
Tĩnh”, họ đối với đạo nghĩa chơn lý biết một nửa không biết một
nửa, hoặc là mù quáng tin theo, cứ vọng tưởng là được Tổ Sư che
chở, được sau này “phong lên làm thần”, hỡi ơi đáng buồn thay!
Đạo là trong các sanh linh chẳng ai không có, đi làm mà không ỷ lại
vào, sanh trưởng mà không giết hại, vi mà vô vi. Nào là chuyện để cá
nhân được sùng bái, hoặc vọng cầu được sở hữu bao nhiêu Phật
Đường, bao nhiêu đạo thân, để đề cao địa vị của mình lên, để được
người khác xem trọng? ta mong đệ tử Bạch Dương có thể thận trọng
suy xét phân biệt cho rõ ràng!
Sư Tôn:
Tổ Sư nói những lời vàng ngọc, thật là chữ nào cũng quý như viên
ngọc, hễ những đồ đệ Bạch Dương hiền lành của ta, hy vọng có thể
thật tốt mà đi tự tham chiếu, mà trong lúc thân thể con người quý báu
này vẫn còn đó, hãy nhận đúng lý lẽ mà tuân theo đấy.
Đêm nay rất cảm ơn Tổ Sư, do thời gian giới hạn, Sư Đồ ta xin từ
biệt tại đây.
Ngộ Duyên:
Khấu biệt Tổ Sư.
Tổ Sư:
Cung tiễn Cổ Phật.
Sư Tôn:
Ngộ Duyên mau lên Hạc Tiên, lên…
Đã về đến Phật đường, Ngộ Duyên linh thể hoàn nguyên. Chấn Điện
Hộ Pháp theo ta về trời!