Chia Sẻ:
http://thienthanhphatvien.com/book_chapter?alias=hoi-17-thien-phat-vien-du-ky--ngoc-duc-cung
Hồi XVII
Nhân thành tất Phật thành
人 成 即 佛 成
Đại thừa vi trần hóa tịnh thổ
大 乘 微 塵 化 淨 土
Linh khiếu vô tướng danh huyền quan,
靈 竅 無 相 名 玄 關,
Ẩn hiển thâu phóng vô ảnh sơn
隱 顯 收 放 無 影 山
Tế thế từ bi bồ đề giác,
濟 世 慈 悲 菩 提 覺,
Điên tự thâm tàng phá chấp thuyên
顚 字 深 藏 破 執 詮
Ta chính là Linh Ẩn Tế Điên, là Thiên Nhiên, Thầy của các con đấy, nay
phụng Mẫu chỉ tiếp tục trang vàng ngọc, cung kính bước vào Phật đường,
trăm khấu đầu Lão Mẫu, nhấc cơ bút phán lời huấn, viết sách bửu thư, đã
gần viên mãn, công đức trong này chư thiên đều hoan hỷ, mong mỏi các đồ
đệ thành tâm nhất quán, đến hộ trì Phật đường, tánh lý chơn truyền, là tâm
pháp Bạch Dương, tiết lộ hết trong sách, Phật tử hữu duyên, nhất thiết hãy
nghe lời khuyên của Thầy, nghiên cứu từng chữ, tuân theo lý mà trở về viên
mãn, sẽ không uổng phí đấy.
Khái khái!
Đấu suất thiên, hảo phong quang, thập thiện báo toàn
兜 率 天 , 好 風 光 , 十 善 報 全
Thiên phật viện, lạc vô biên, thủ giới thừa đảm
天 佛 院 , 樂 無 邊 , 守 戒 承 擔
Đại từ tôn, Di Lặc Phật, phụng mệnh thâu viên
大 慈 尊 , 彌 勒 佛 , 奉 命 收 圓
Khai tịnh thổ, cứu kiếp sát, tu kháo nhân tuyên
開 淨 土 , 救 劫 煞 , 需 靠 人 宣
Bạch Dương tử, tiên minh lý, ngộ triệt lai nguyên
白 陽 子 , 先 明 理 , 悟 澈 來 源
Bẩm Thiên Mệnh, thủ đạo đức, các lập tiêu can
禀 天 命 , 守 道 德 , 各 立 標 竿
Thể sư tâm, tri thiên vận, bả đạo triển khoan
體 師 心 , 知 天 運 , 把 道 展 寛
Tích quang âm,trọng duyên phân, phương tiện ứng duyên.
惜 光 陰 , 重 緣 分 , 方 便 應 緣
Khí chấp chước, bất công kiệt, duy lý khả tham
棄 執 著 , 不 攻 訐 , 唯 理 可 參
Tứ hải nội, giai huynh đệ, khởi khả phân đoạn
四 海 內 , 皆 兄 弟 , 豈 可 分 斷
Hành đại từ, thể đại bi, phổ độ tam thiên
行 大 慈 , 體 大 悲 , 普 渡 三 千
Dương tánh lý, tuân Tam Bảo, đồng quy Thiên Nhiên
揚 性 理 , 遵 三 寶 , 同 歸 天 然
Hộ trì chánh pháp, đồng trợ thiên bàn, nhận ra Thiên Vận, lượng sức ứng
duyên, hoạt bát chơn thành, lấy thân làm gương, thấu triệt tâm pháp, tùy
nhân tài mà dạy cho, hành từ bi ban bố đạo, trước sau như một, những người
có thể như thế, có thể gọi là Đại Thiện Trí Thức đấy!
Bài học hằng ngày của đệ tử Bạch Dương, chủ yếu là sớm, trưa, tối ba lần
hiến hương đấy. Trong đó có phần quan trọng nhất, chính là thật nghĩa của
nguyện sám văn”, không để nó bị chuyển thành hình thức, chính là việc
gấp rút phải làm của người tu đạo làm việc đạo hiện nay! Mình là những
người hiền lương Bạch Dương, vai gánh trọng trách thay trời tuyên hóa,
chỉnh lại đạo đức, hóa kiếp cứu linh. Nếu không hoàn toàn thể ngộ hàm
nghĩa chơn chánh của “nguyện sám văn”, mà chỉ là biết một nửa không biết
một nửa, thì trên con đường tu hành, chắc chắn xảy ra hiện tượng nguy cơ là
ngã theo chiều gió, bàng hoàng hết làm chủ được. Hoặc là do bị dụ ngã vào
lối bất chánh; bị phỉ báng, bị khảo mà nửa đường bỏ lỡ đấy!
Nguyện” là tâm bản lai đấy, tức là cái “tánh” thường giác bản lai, cái chơn
tâm đấy. Có hàm nghĩa là tâm nguyện, khẩn cầu.
Sám”: là sám hối. Để tất cả tội lỗi, sai lầm, thói hư, tật xấu xưa kia, cho
phơi bày ra không giấu giếm tí nào mà nhận lỗi, gọi là “sám”. Từ nay trở đi,
những việc sám hối là đã giác ngộ ra, hết lòng chặt đứt mãi, tuyệt đối không
tái phạm, gọi là hối.
Cho nên “nguyện sám văn” đối với việc dẫn dắt linh tánh từ đầu lại tìm về
chơn ngã, thật là có ý nghĩa hết sức trọng đại. Đệ tử Bạch Dương nếu như
có thể phát chơn tâm, thành tâm, nguyện tâm, thật sự trước “bàn Phật” hành
lễ nguyện sám, chắc chắn níu được kim tuyến vãng sanh “Đấu Suất Thiên”
đấy.
Câu thứ nhất trong nguyện sám văn là: Kiền Tâm quỳ tại Minh Minh
Thượng Đế liên hạ, hạnh thụ chơn truyền. Chơn truyền có nghĩa là gì?
Câu thứ hai là: Di Lặc Tổ Sư diệu pháp vô biên hộ tỳ chúng sanh sám hối
Phật tiền cải quá tự tân đồng trợ Thiên Bàn. Lại là cái gì?
Thầy đây mong mỏi các đồ đệ có thể đọc tỉ mỉ Thiên Phật Viện Du Ký, chắc
chắn có thể tự ngộ ra áo diệu trong đó, làm 1 vị “Đại Thiện Trí Thức” trong
thời kỳ mạt pháp Bạch Dương đấy!
Đêm nay thời gian viết sách đã đến, Tam Tài nghiêm túc, Ngộ Duyên tịnh
tâm, làm phiền Chấn Điện Tướng Quân nghiêm chỉnh hộ đàn, chúng ta khởi
hành nha…
Đài sen nhanh như tia chớp, xẹt thẳng vào không trung, suốt đường đi chẳng
nói gì cả, không bao lâu đã đến ngoại viện của Thiên Phật Viện, là “Bát
Quái Công Quả Viện”. Viện Trưởng đã đứng đợi chỗ bậc thềm, thấy Sư Tôn
và Ngộ Duyên đến, bước đến nghênh đón…
Viện Trưởng:
Hoan nghênh Cổ Phật Sư Đồ một lần nữa quang lâm bổn viện!
Sư Tôn:
Lại đến quấy nhiễu sự thanh tịnh, xin lượng thứ cho! Ngộ Duyên,
mau qua đây tham giá!
Ngộ Duyên:
Hậu Học khấu thỉnh Viện Trưởng thánh an!
Viện Trưởng:
Miễn lễ! miễn lễ! “Hữu Các Công Quả Viện” cách đây không xa, xin
mời hai vị theo ta cùng đi thăm viếng, để tìm hiểu tại chỗ, tiếp tục
trang vàng ngọc trong Du Ký đấy.
Sư Tôn:
Viện Trưởng hãy dẫn đường đi trước…
Thế là ba người cùng bước đến “Hữu Các”, trên suốt con đường vừa đi vừa
trò chuyện, chẳng để ý lúc nào đã đến trước cửa viện, ngẩng đầu lên thấy
phía trước chánh điện có treo một tấm biển, trên biển ghi “Bát Quái Công
Quả Hữu Các Viện” ánh vàng chói rọi, hai bên phải trái có câu đối rằng:
Vạn đức trang nghiêm bất ly tự tánh phóng quang minh
萬 德 莊 嚴 不 離 自 性 放 光 明
Thiên công liên đài nguyên tại thốn thổ tai tịnh hương
千 功 蓮 台 原 在 寸 土 栽 淨 香
Thấy trong viện thâm sâu, không đoán được rộng lớn bao nhiêu, ba người
bước lên bậc thềm ngắm nhìn, thấy bầu không khí thanh tịnh, bức tường
ngọc ngà tỏa sáng chói rọi, xung quanh là cảnh đẹp trước kia chưa hề thấy
qua, tao nhã cực kỳ…
Ngộ Duyên:
Òa! Trên mặt đất trong “các” nổi lên bông sen rất nhiều, diễm lệ rực
rỡ, trên mỗi một bông sen có để một thẻ bài vàng, dài 8 tấc rộng 5 tấc,
trên thẻ bài có ghi họ tên, hào quang chói rọi, nhìn vào không mở mắt
được.
Viện trưởng:
Ngộ Duyên! Trong bổn viện hễ thấy những họ tên trên thẻ bài, đều là
những người hiện giờ đang sống trên đời, nhất thiết đừng tiết lộ, để
khỏi dẫn đến ma khảo, cẩn thận nhớ lấy!
Ngộ Duyên:
Đệ Tử cung kính tuân theo lời thánh dụ…
Ba người tiếp tục bước vào bên trong “các”, lại thấy có mười mấy cái đài
sen, cái nào cũng ánh vàng chói rọi, trên mỗi đài sen đều có đặt một thẻ bài
màu hoàng kim, trên thẻ bài cũng ghi rõ họ tên chủ nhân thọ nhận đài sen
này, nhưng ánh sáng của thẻ bài này, thua xa thẻ bài của những bông sen
vừa rồi thấy.
Tiếp tục bước vào trong đó, cách đài sen khoảng 5 đến 6 thước, cũng thấy
rất nhiều lá sen, màu sắc xanh biếc, mỗi dãy 5 lá, sắp hàng ngay ngắn, trên
lá cũng có thẻ bài màu hoàng kim, tỏa ra ánh sáng lại không bằng ánh sáng
của những thẻ bài vàng trên đài sen. Tiếp tục bước vào trong, cách lá sen
chẳng bao xa thấy rất nhiều “bái điện” màu hoàng kim, được sắp hàng ngay
ngắn, trên mỗi một bái điện cũng có để một thẻ bài vàng, với ánh sáng tỏa ra
lại thua xa thẻ bài vàng đặt trên lá sen!
Viện Trưởng:
Mọi thứ từ cái trên là Bông Sen, xuống tới cái dưới là “bái điện” vàng,
những họ tên ghi trên thẻ bài đều là những người còn sống trên đời,
thay trời hành đạo độ chúng sanh, công đức đứng hàng quả vị là Tiên
Chơn, Đế Quân, Bồ Tát đấy.
Ngộ Duyên:
Thì ra là như thế! Những hiền lương hiện giờ đang còn sống trên đời
thay trời tuyên hóa, trong “Công Quả Viện” này đều có “vị” của họ…
Vừa đi vừa nói, đã đi qua “Bái điện vàng”, đi thêm hơn một “trượng”, thấy
trước mặt có sắp rất nhiều ghế dựa, mỗi dãy có 10 ghế, theo thứ tự là ghế
vàng, ghế bạc, ghế đồng, mặt sau chỗ dựa của ghế đều có dán một tấm thẻ,
trên thẻ ghi họ tên, màu sắc có phân ra là màu hoàng kim, màu bạc trắng,
màu vàng nhạt.
Ngộ Duyên:
Ngộ Duyên không rõ nguyên nhân, xin Viện Trưởng khai thị cho…
Viện Trưởng:
Những chủ nhân thọ nhận ba loại ghế dựa này đều là do công đức
chưa được chứng vào tầng giới cửu phẩm quả vị, gọi là “vị” của các
Thiên Quan.
Ngộ Duyên:
Từ ghế dựa bằng đồng đi tiếp khoảng hơn một “trượng”, thấy rất
nhiều thẻ bài được sắp trên một bãi trống, trên thẻ bài có ghi họ tên,
nhìn bãi này rộng mênh mông không thấy bờ bến. Thẻ bài có 5 loại
màu sắc được sắp theo thứ tự là: vàng, trắng, hồng, xanh, đen… thẻ
bài sắp ở sau cùng là màu đen, là thẻ bài có số lượng nhiều nhất,
nguyên một vùng đen, khó đoán ra số lượng trong đó.
Viện Trưởng:
Những thứ này, là có thẻ bài mà không có ghế, là “đẳng” của vong
linh đấy. Thẻ bài màu vàng, là “thượng đẳng vong linh”, thẻ bài màu
trắng, là “trung đẳng vong linh”, thẻ bài màu xanh hồng là “hạ đẳng
vong linh”, thẻ bài màu đen là “vong linh vô đẳng” đấy!
Ngộ Duyên:
Những chỗ đêm nay thấy, từ cái trên là liên hoa xuống tới cái dưới là
đẳng” của vong linh, các thứ như “đẳng”, “vị”, “quả”, đều có một
thẻ bài, nhưng tuy là đồng đẳng, đồng vị, đồng quả, màu sắc của thẻ
bài lại có cái thì ánh sáng chói rọi, có cái thì màu sắc ảm đạm, hoặc
có cái như là bị một lớp bụi bặm, không biết tại sao không được đồng
nhất? xin Viện Trưởng giải thích nghi hoặc!
Viện Trưởng:
Ngộ Duyên có điều không biết! những người tuy cùng một quả vị,
cũng có phân ra phẩm cấp cao thấp. Những người thượng phẩm nhất
cấp, bài vị của họ có màu sắc sáng sủa nhất, sau đó là nhị phẩm, tam
phẩm… theo thứ tự giảm dần “độ sáng” xứng với cửu phẩm tam cấp,
cho đến cái màu sắc ảm đạm nhất. cho nên những người cùng một
quả vị, từ độ sáng của thẻ bài, có thể biết công quả của người đó cao
thấp ra sao.
Còn những thẻ bài như là bị phủ một lớp bụi, là hiện tượng trong khi
có công nhưng có phạm lỗi lớn đấy. những người đó nếu có thể giác
ngộ kịp thời thực tâm sám hối, cố gắng làm việc thiện để bù lại những
lỗi lầm, thì tự nhiên lớp bụi trên thẻ bài biến mất dần dần, chuyển
thành màu sắc trong sáng đấy. Những người này nếu như không biết
sám hối những việc không đúng trước kia, vẫn tiếp tục tái phạm lỗi
lầm, thì màu sắc thẻ bài càng lúc càng đục, bị dơ bẩn cực kỳ, sau
cùng cũng chiếu theo trình tự bị đày giáng khỏi “quả”, “vị”, “đẳng”
hiện hữu!
Sư Tôn:
Trong kinh sách có nói: “Tâm Tịnh Tất Phật Thổ Tịnh”. Những cái
phản ảnh trong “Nội Các Viện”, đều là những tâm cảnh về công và
lỗi của những người thay trời tuyên hóa hiện giờ đang còn sống trên
đời. Do tâm con người thiên biến vạn hóa, cho nên những quả vị
trong “các” cũng theo họ tiến tới hoặc lui xuống đấy.
Ta mong tu sĩ trên đời phải luôn giữ đạo tâm, thường tự suy xét lại
mình, khớp với lý ứng với duyên, gặp việc nhân nghĩa không chần
chừ mà làm, thấy việc nghĩa khí thì can đảm đi làm, siêng năng hành
Tam Thí, lạc quan tiến tới. Nếu ngẫu nhiên vô tâm mà phạm lỗi, thì
thành tâm sám hối, nhất thiết đừng diện cớ tự che giấu tội lỗi. “Thiên
nhãn” thật sáng suốt, nào có lý lẽ tự lừa mình rồi ông trời cũng bị lừa
theo? Huống hồ chi biết lỗi mà không sửa, giống như là những tội
phạm đã gây án bị truy nã đang tìm đường trốn, cái tâm bị bóng ma
ám ảnh là đau khổ nhất!
Tu sĩ nếu có trí tuệ, là không đến đỗi ngu si như thế, tự đưa mình vào
sình lầy đấy. Hãy thận trọng đi suy nghĩ!
Viện Trưởng:
Một câu của Cổ Phật nói trúng vào điểm yếu trong cơn bệnh chung
của người đời! những phẩm liên đẳng vị trong “Hữu Các” này, sở dĩ
thường xuyên biến hóa khôn lường, đều do cái tâm của tu sĩ cứ biến
hóa liên tục đấy. Hiện giờ ta dẫn quý Sư Đồ đến “Tả Các Viện” ngao
du nha…
Thế là ba người bước ra khỏi “Hữu Các Viện”, hướng bên trái bước
đi, suốt con đường chỉ thấy bông hoa mới lạ khắp nơi đua nở, chim
hót “pháp âm”, có con kênh nhỏ thấy nước chảy róc rách, nước cam
lồ thanh trong veo, gió mát dịu từng làn thoáng qua, làm người ta tâm
thần sảng khoái, Ngộ Duyên do học thức cũng thô thiển, không cách
nào diễn tả hết cảnh quan đẹp mắt này.
Đang lúc thưởng thức, chẳng để ý tới lúc nào đã đến trước mặt một
toà kiến trúc đồ sộ , thật tráng lệ, khí thế chẳng phải như bình thường
ở trần gian, thì ra đã tới nơi, thấy trên đó có tấm biển màu hoàng kim
rằng “Bát Quái Công Quả Tả Các Viện”, 7 chữ màu hoàng kim tỏa
sáng chói rọi, hai bên cửa chánh có câu đối rằng:
Lịch kiếp phúc tuệ ti hào vô ngân chứng quả thử cảnh
歷 劫 福 慧 絲 毫 無 痕 證 果 此 境
Bạch dương hoàng ân cửu lục giai quy hoàn phản nguyên lai
白 陽 皇 恩九 六 皆 皈 還 返 原 來
Viện trưởng:
Đã đến “tả các viện” rồi! trong “các” này có thiết lập “Tu luyện đình”,
Tịnh khí đình”, “Phòng lễ nghi”, “Tịnh dưỡng đình”, “Phòng tham
thiền”, “Phòng tuyên giảng”… chính là nguyên linh đắc đạo sau khi
mãn tuổi thọ trải qua khảo chứng tại “Cửu Cửu Tử Dương Quan” đã
chính xác không sai, sau cùng chuyển đến đây án công định vị. Nơi
này thuộc về ngoại viện của “Thiên Phật Viện”, những nguyên linh
tại đây, công đức của họ chưa thể chứng nhập cửu phẩm. Họ ở đây
tiêu diêu tự tại, tu luyện dưỡng tánh từng bước cho đến trí tuệ được
mở dần ra, hoặc là do thấm nhuần bởi công đức của con cháu trên
dương gian, thì được tiến vào nội viện, lắng nghe giáo huấn của chư
vị Bồ Tát đấy.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Viện Trưởng, không biết những vong linh được siêu bạt, phải
chăng cũng trải qua khảo chứng tại “Cửu Cửu Tử Dương Quan”,
nhưng trình độ hiểu biết về đạo của họ cũng không đồng nhất, phải
chăng cũng đều được đến “Thiên Phật Viện”?
Viện Trưởng:
Đúng đấy! bề trên thương xót chúng sanh hết kiếp này đến kiếp kia
luân hồi mãi, nay gặp lúc ứng vận là Đại Đạo tam kỳ phổ độ, hễ có
người đời tu đạo trước sau như một, kiên trì làm việc thiện, lại phát
tâm về Tịnh Thổ Di Lặc, nếu có siêu bạt tổ tiên của mình, là được đặc
xá bảy phần lỗi lầm, giảm nhẹ nghiệp chướng trong nhân quả tam
kiếp, thông qua việc đối chiếu sổ sách tại Âm Phủ, thấy chính xác
không sai, được dẫn đến “Cửu Cửu Tử Dương Quan”, sau khi khảo
chứng giáo dục, cũng được đến đây đấy! nhưng với điều kiện trước
tiên nhất, là phải phù hợp “đại từ hồng nguyện” của Di Lặc Từ Tôn
mới được.
Nhưng mà nếu như người đời siêu bạt tổ tiên lại không thể thực lòng
lập thân hành đạo trên đời, hoặc là có làm những việc bại hoại đức
hạnh, thì linh hồn của tổ tiên họ, cũng sẽ bị ảnh hưởng mà bị đày
giáng cấp đấy!
Ngộ Duyên:
Cảm tạ Viện Trưởng khai thị! Đệ tử trong lòng đang thắc mắc tại sao
ngoại viện của Thiên Phật Viện còn phải thiết lập “tu luyện đình”
phòng lễ nghi”, “phòng tham thiền”? thì ra chính là được thiết lập ra
dành riêng cho vong linh được siêu bạt.
Viện Trưởng:
Trí tuệ Ngộ Duyên rất sáng suốt, tinh vi, “Tả Các Viện” này cũng có
thể nói là nơi để cho những người được siêu bạt đã phù hợp đại
nguyện của Di Lặc, được mang theo nghiệp đến vãng sanh. Cho nên
những nguyên linh đến đây, phần đông chưa thể chứng đắc “Tịnh
Thổ Tự Tánh”, cho nên tuy được hưởng thụ tiêu diêu, nhưng cũng
còn phải tiếp nhận giáo dục.
Hiện giờ chúng ta đến “Phòng Tuyên Giảng” lấy thông tin tại chỗ sẽ
hiểu sâu thêm tình huống trong bổn viện đấy… nói xong 3 người rẽ
trái đi trong hành lang, chẳng bao lâu đã đến “Phòng Tuyên Giảng”,
thấy khuôn viên của “Phòng Tuyên Giảng” thật rộng lớn, có thể chứa
ngàn vạn chúng sanh tu luyện nghe pháp tại nơi đây, các nguyên linh
trong “Phòng Tuyên Giảng” thấy Viện Trưởng bước vào, vị phụ trách
lễ nghi hô một tiếng, cùng quỳ khấu đầu dưới đất thỉnh an…
Viện Trưởng và Sư Tôn:
Mọi người miễn lễ, hãy đứng lên! Hãy đứng lên…
Xem kỹ trong “Phòng Tuyên Giảng”, có vài vị phụ trách lễ nghi đang
bận rộn trong việc thắp nhang, thắp đèn cầy, đặt trà thơm, bông hoa
tươi lên giảng đài, hai bên giảng đài có kinh sách rất nhiều. Chẳng
bao lâu thấy Giảng Sư áo mão chỉnh tề, thần thái nghiêm túc, sau khi
lên đài hành lễ với các nguyên linh, các nguyên linh cũng hành lễ với
Giảng Sư xong. Vị phụ trách lễ nghi cung thỉnh Viện Trưởng, Sư Tôn,
Ngộ Duyên đồng thăng giảng tọa, cùng với các vị Tiên Chơn tiếp giá
nhập tọa, vị phụ trách lễ nghi dâng lên trà thơm xong, ngồi lắng nghe
pháp âm…
Giảng sư:
Viện Trưởng! các vị tiền hiền, các vị Phật Tử, mọi người khỏe! hôm
nay được Sư Tôn - là Thiên Nhiên Cổ Phật - dẫn dắt Ngộ Duyên hiền
sĩ đến thăm viếng, đây là lần đầu tiên cuộc giao lưu giữa giảng đường
chúng ta với nhân gian. “Hậu bối” học thức thô thiển được bề trên
không chê bai, vinh hạnh đảm nhiệm chức Giảng Sư, thật là ái ngại
không dám nhận.
Các vị sau khi đến Thiên Phật Viện, đã trải qua các lớp giáo dục để
mở thông trí tuệ, ai nấy đều đã hiểu rõ “hồng từ đại nguyện” của Di
Lặc Từ Tôn. Cũng đều biết các môn giáo trên thế gian, đang nỗ lực
quảng truyền phúc âm, để tiếp dẫn Di Lặc Từ Tôn sớm đến nhân gian,
Đại Khai Long Hoa Hội, thâu viên Cửu Lục! đều đang nói nhân nghĩa,
giảng đạo đức, phục hồi phong thái cổ xưa, hành thập thiện, hầu
mong tịnh hóa “ta bà”, trở thành “đại đồng liên bang”. Đến lúc đó, Di
Lặc Từ Tôn sẽ ứng vận ứng nguyện, dẫn dắt toàn thể chúng ta xuống
diêm phù đề” đại chuyển pháp luân. Điều này là một đại sự nhân
duyên trọng đại nhất, thần thánh nhất, tôn quý nhất trong “nguyên hội”
này!
Để đồng trợ thiên bàn, hộ trì chánh pháp. Thiên Phật Viện tuy là tịnh
thổ tạm trú của các vị, nhưng mỗi một linh tánh, sau cùng đều phải
chứng “Tịnh Thổ Tự Tánh” mới là cứu cánh. Hiện giờ tuy rằng chúng
ta có thể tiêu diêu tại đây, nhưng trên thực tế là chưa được cứu cánh,
cho nên phải ở nơi này nghiên cứu tiếp, tham ngộ tiếp.
Vạn pháp bát ngát thâm sâu, bao la như biển, ý chỉ các tôn giáo, chất
đống như hạt châu, bao dung đủ thứ. Tu sĩ thông thường đều có than
vãn như nhìn vào biển cả, hiện giờ chúng ta hãy từ những chỗ bình dị
nghiên cứu một phen thế này:
Mục tiêu sau cùng trong tu đạo là chứng “Tự Tánh Phật”. Nhưng hàm
nghĩa về chữ Phật lại luôn luôn bị mô tả “thần cách hóa”, “thần
thông hóa”, “huyền dị hóa”. Cho nên trong qúa trình tu đạo tu tâm,
những người không rõ cái nghĩa về Phật, rất dễ rơi vào bàng môn tả
đạo. Trong Kim Cang kinh có đoạn khai kinh ghi rằng: “Nguyện giải
như lai chơn thật nghĩa”, là biết rõ điểm quan trọng là ở chỗ nào rồi!
Phật, là danh từ gọi tắt của Phật Đà, cũng được gọi là “Phù Đồ”,
Phù Đà Da” vv… đó đều là tiếng Phạn, ở Trung Thổ dịch là “người
giác”, “người trí”. “Giác” là phát giác ra phiền não, giác ngộ ra lý lẽ
trong các pháp, mà được rõ ràng từng tí ti. Cũng tức là đối với chơn
lý về đời người vũ trụ, có sự giác ngộ chính xác và phổ biến! còn về
lý trí (trí tuệ), tình cảm (từ bi), năng lực (chức năng) đạt đến cảnh
giới viên mãn nhất.
Cho nên Phật không phải là tượng Phật để sùng bái mà là cảnh giới
tâm ý về chơn lý!
Những người nghiên cứu Phật pháp, phải hiểu rõ tư tưởng chính
trong Phật pháp đại thừa, không ngoài hai việc: thứ nhất là tâm bồ đề
quảng đại, tức là bi nguyện lớn vô bờ bến cứu độ tất cả chúng sanh
trong vũ trụ, thứ hai là nghĩa lý về bát nhã thậm thâm, chính là từ chỗ
mọi thứ pháp” mà ngộ ra cái “diệu lý bất nhị”, là cái “hữu” trong
không” được gầy dựng trong không trung. Điều thứ nhất là tình cảm
được phát triển đến đại bi chí cực; Điều thứ hai là trí tuệ được phát
triển đến đại trí chí cực. Mà đại bi đại trí này, như là hai bánh xe của
chiếc xe, thiếu một cũng không được, bỏ đi một trong hai là trái với
tông chỉ của Phật pháp đại thừa.
Tình cảm là thứ trực giác, chủ quan, chấp lấy; lý trí lại là thứ tư tưởng
lập luận, khách quan, siêu việt. Hai cái này nhìn giống như mâu thuẫn,
thực ra là hỗ trợ nhau mà thành tựu nhau. Trong quyển Dịch kinh có
nói: “nhất âm nhất dương chi vị đạo”, chính là ý này đấy.
Bi là “tình cảm”, trí là “lý trí”, hễ được phát triển đến cực điểm, là
hòa hợp thành nhất thể, rồi là tỏ bày tự nhiên những nguyện hành đại
bi về “vô duyên đại thừa”, “Đồng thể đại bi”. Xem mọi chúng sanh
như mình, mà bình đẳng không chênh lệch! Trong cuốn kinh gọi là
Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Hành Nguyện Phẩm” có ghi rằng:
Nhất thiết chúng sanh nhi vi thụ căn, chư Phật Bồ Tát nhi vi hoa quả,
dĩ đại bi thủy nhiêu ích chúng sanh, tắc năng thành tựu chư Phật Bồ
Tát trí tuệ hoa quả… thị cố Bồ Tát thuộc y chúng sanh, nhược vô
chúng sanh, nhất thiết Bồ Tát chung bất năng thành vô thượng chánh
giác”.
Cho nên chư Phật Thế Tôn đều từ nhân gian mà ra, Lục Tổ Huệ Năng
Đại Sư có nói: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Ly thế
tầm bồ đề, do như tầm thố giác”. Thích Ca Mâu Ni Phật dưới gốc cây
bồ đề, ban đêm nhìn ngôi sao sáng mà thông suốt ngộ ra than rằng:
Lạ thay! Lạ thay! Chúng sanh ở mọi nơi đều có đức tướng trí tuệ
Như Lai, nhưng do vọng tưởng chấp chước không thể chứng đắc”.
Giữa Phật với người, bổn tánh bình đẳng, chỉ phân ra giữa “giác” và
mê” thôi.
Bất ngộ thì Phật là chúng sanh, lúc nhất niệm ngộ ra thì chúng sanh là
Phật. Trong kinh có nói: phàm phu tức là Phật, phiền não tức là bồ đề.
Trước kia ý niệm là “mê” cho nên là phàm phu, về sau ý niệm là “ngộ”
cho nên là Phật. trước kia ý niệm là “chấp về cảnh” cho nên là phiền
não. Về sau ý niệm “rời khỏi cảnh” cho nên là bồ đề.
Chúng ta tu đạo, chính là ở chỗ phá mê mà khởi phát tâm giác ngộ, là
được siêu thoát trong tự tánh, mà được tự do tự tại, là được đại giải
thoát, sau cùng là thành Phật, mở ra trí tuệ đã có sẵn (Phật tánh) hiện
lên ngây thơ thuần nhiên. Có câu nói: “Phật hướng tánh trung tác,
mạc hướng thân ngoại cầu”. “Đạt Ma tây lai nhất tự vô, toàn bằng
tâm ý dụng công phu”. Cho nên tu sĩ chỉ có ở chỗ đi thẳng vào bổn
tâm mà trong “tự chứng tự ngộ” đó, đắc được tự tại, giải thoát. Cũng
tất là “Chư Phật Bồ Tát chỉ ở trong tâm, cần chi đúc tượng mạ vàng”,
chính là phải tự tánh tự độ, tuyệt đối không phải những người theo
phong tục thói quen cứ cầu thần hỏi việc mà ở đó xin thăng quan,
phát tài, phù hộ, huyền dị, thần thông.
Thái Hư Đại Sư có nói:
Ức chỉ duy Phật Đà, hoàn thành tại nhân cách
仰 止 唯 佛 陀 , 完 成 在 人 格
Nhân thành tất Phật thành, thị danh chơn hiện thật
人 成 即 佛 成 , 是 名 真 現 實
Chính là “bản minh họa” tốt nhất đối với quan niệm về Phật Đà. Sau
khi có quan niệm về Phật Đà thật chính xác, mà có thể hiểu rõ diệu lý
nhất quán về tu “nhân đạo”, phối “địa đạo”, thành “thiên đạo”, và đại
nguyện của Di Lặc Từ Tôn định khai sáng “Tịnh Thổ Nhân Gian”. Sẽ
không còn ở đó đeo đuổi huyền dị mà bị mê hoặc bởi “Thuật”, “Lưu”,
Động”, “Tịnh”.
Sau khi nói sơ lượt về quan niệm Phật Đà, tin rằng mọi người sẽ hiểu
rõ thêm thật tướng diệu ý về đại từ đại bi của Di Lặc Từ Tôn. Và
càng có thể minh bạch triệt để về “Tịnh Thổ Di Lặc” và “Thiên Phật
Viện”, cùng với tầm nhận xét về “Tịnh Thổ Nhân Gian” “Thế Giới
Đại Đồng”, thấy là rất cần thiết, rất quan trọng, rất thần thánh.
Tiến tới là phát bồ đề tâm lớn, đồng trợ Thiên Bàn, hộ trì chánh pháp,
nỗ lực không trì trệ xúc tiến Long Hoa Tam Hội sớm ngày giáng lâm
nhân gian, Thâu Viên Cửu Lục…
Tuyên giảng xong, Giảng Sư và các nguyên linh hành lễ với nhau, sau đó đi
xuống bục giảng…
Viện Trưởng:
Khó gặp thánh duyên ngày hôm nay, hiện giờ cung thỉnh Thiên Nhiên
Cổ Phật khai thị tinh thần “bồ tát đạo” tầng giới đại thừa tại “Tịnh
Thổ Di Lặc”, để đệ tử Bạch Dương càng có thể nhận ra bản thân phải
làm sao để giữ lấy “đạo” mà hoằng “pháp”.
Sư Tôn:
Viện Trưởng, các vị Hiền Chơn, các vị Phật tử, các vị khỏe! vừa rồi
Giảng Sư đã giảng xong chơn nghĩa thứ hai trong “Quan Niệm Về
Phật Đà”, tin rằng các vị đã có khái niệm và hiểu rõ hơn về nguyên
do tại sao có ứng vận thâu viên của Di Lặc, hiện giờ được Viện
Trưởng chỉ định, ta nhân dịp này nói về tinh thần “Bồ Tát Đại Thừa”,
để xiển phát diệu ý và vĩ đại của “Tịnh Thổ Di Lặc”.
Điểm nhấn mạnh của Phật pháp đại thừa, là ý nghĩ cốt yếu về “vô
duyên đại thừa”, “đồng thể đại bi”. Do đó trong Kim Cang kinh ghi
rằng: “nhất cá phát bồ đề tâm chi Bồ Tát, ứng lệnh sở hữu nhất thiết
chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp
sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu
tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng, nhược phi vô tưởng,
ngã giai lệnh nhập vô dư niết bàn nhi diệt độ chi.” Lại nói tiếp: “như
thị diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh, thật vô chúng sanh,
đắc diệt độ giả”.
Tại vì Bồ Tát là không có tứ tướng, đó là ngã tướng, nhân tướng,
chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Đoạn kinh trên đây, đoạn trước là
đồng thể đại bi, lo cho thiên hạ đều được tốt đẹp theo, là tinh thần đại
công vô tư, đoạn sau là vô duyên đại từ, không chấp tướng, không
chấp đức, tỏ bày ra ngây thơ thuần nhiên về cái gọi là vô vi mà vô sở
bất vi.
Tinh thần cao cả vĩ đại thế này, chính là đặc sắc trong Phật pháp đại
thừa, cũng là cái mà thiên mệnh phải hướng tới và tinh thần phải dốc
sức đề xướng của đệ tử Bạch Dương, cũng là phép tắc cần thiết nhất
trong nhân gian hiện nay.
Như thế thì từ bi không bị giới hạn ở chỗ một nhà, một gia tộc, mà là
được mở rộng ra đến một làng, một quốc gia, không bị giới hạn ở chỗ
toàn thể nhân loài, mà là phổ biến đến chúng sanh trong 6 ngã luân
hồi. Thế này chính là câu nói diễn giải về tinh thần “vi gia vong nhất
nhân, vi thôn vong nhất gia, vi quốc vong nhất thôn, vi thân vong thế
gian”, cũng là điều được ứng vận bên nhà Nho: “tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ”. Và với tinh thần đại công là “lo cho mình được
tốt đẹp, lo cho thiên hạ được tốt đẹp theo”.
Chư vị phải biết rằng, từ thời vô thủy đến nay có vô số linh tánh đã
được liễu thoát sanh tử mà chứng đắc tự tánh Phật. Lại phát “đại hồng
thệ nguyện” thành tựu các thứ “pháp môn” cứu vớt chúng sanh, như
là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đông Phương Lưu Ly Thế Giới,
Nam Hải Quan Âm nghe tiếng kêu là đến cứu khổ, Duy Ma cư sĩ
chèo thuyền từ bi nghịch dòng sông; Địa Tạng Vương Bồ Tát với
nguyện là Địa Ngục không trống không, thề không thành Phật vv….
Tại sao những Như Lai đã chứng tự tánh Phật như trên kể, ai nấy đều
không tính toán mọi thứ cứ nỗ lực mãi cứu vớt chúng sanh trong bể
khổ? Thế này chính là điểm đáng tôn quý nhất trong Phật tâm đại
thừa về “đồng thể đại bi”. Tại vì Phật tâm đại thừa xem tất cả chúng
sanh như là “nhất thể” với mình. Bi là cái tâm nhổ bỏ khổ đau, chúng
sanh vô lượng, vô biên vẫn còn trầm luân trong bể khổ, tuy rằng mình
đã chứng đắc tự tánh Phật, nhưng Phật tâm đại thừa không phải một
vị “chỉ lo tự mình được liễu”, nào có lý lẽ không cứu vớt?
Đó là tại sao Di Lặc Từ Tôn với cái thân đã chứng đắc tự tánh Phật,
theo Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật chuyển sanh nhân gian, sau khi
chuyển pháp luân xong, được thăng đến “Đấu Suất Thiên”, lại từ “tự
tánh Phật”, hóa thành “đẳng giác Bồ Tát”. Và rồi là “nơi quy y lớn”
(cứu thế chủ) cho chúng sanh trong kiếp sắp tới vào Nguyên Hội này.
Còn về Long Hoa Tam Hội, thâu viên Cửu Lục, càng là phát huy hết
mức về “Đồng thể đại bi” và “vô duyên đại từ” của Phật tâm đại thừa!
Các vị phải hiểu rằng, Phật tâm đại thừa là sau khi chứng đắc tự tánh
Phật, lại thực hiện hồng nguyện là đồng thể đại bi, là khác hẳn với cái
chấp chước chúng sanh tướng”. Thế này là với tâm hoài tôn quý
nhất dựa trên nền tảng “vô duyên đại từ”. Cũng chính là một thứ “đức
hạnh” Phật được tỏ bày ra 1 cách ngây thơ thuần nhiên, vô vi mà vô
sở bất vi; và cũng chính là tinh thần đại từ đại bi mang tính chất là
bao la, phổ biến, vô giới hạn, toàn thể, vô điều kiện.
Do đó, những người “sợ sanh tử”, “cần đoạn tuyệt”, xóa bỏ phiền não,
ưa chuộng niết bàn, ưa thích thiền định, đều là những người chỉ lo tự
liễu, vẫn chưa triệt để ngộ ra tâm “Bồ Tát đại thừa”.
Đó là nguyên nhân tại sao hồng nguyện Di Lặc có thể độ hết chúng
sanh trong thời mạt pháp! Đó vốn là bắt nguồn từ việc hoằng dương
Phật pháp đại thừa” đấy!
Văn Thù Sư Lợi trong Duy Ma kinh có hỏi: “sanh tử hữu úy, Bồ Tát
đương hà sở y?”. Duy Ma Cát trả lời: “Bồ Tát y sanh tử úy trung,
đương y như lai công đức chi lực”. Chính là nói Bồ Tát đại bi thường
ở trong vòng sanh tử. Những ai nếu như không sợ về việc sanh tử,
đương nhiên khỏi cần nương tựa; nhưng nếu những ai có chút sợ hãi
về việc sanh tử, thì phải nhờ vào điều gì đó có thể để cho họ không
còn sợ hãi?
Nói về “thứ Phật pháp nhờ vào tha lực”, người sợ hãi sanh tử hãy tự
niệm: Phật đã tu đến có sức oai đức, ta nay vì lợi cho chúng sanh, bị
rơi vào vòng sanh tử, ngã Phật từ bi, chắc chắn trong vô hình che chở
cho (làm như thế để cho cái tâm sợ hãi về việc sanh tử được lặng
xuống). Trong quyển Triết Trung Sớ có ghi: “Dữ Bồ Tát tác ngoại
duyên huân tập, năng thê tâm Phật cảnh, tắc úy bố tự trừ”. Nói về
công đức trong tự tánh, là nhờ vào tự lực, chính là thật sự nhờ vào tự
mình đi tu phúc đức, nhờ vào sức của phúc đức đi chiến đấu với
phiền não, tranh giành với khủng bố, chỉ cần điều khiển sanh tử, tự
nhiên không còn sợ hãi về sanh tử rồi.
Những điều “Di Lặc Tịnh Thổ” muốn hoằng dương, chính là “Đại
thừa Bồ Tát đạo”, cho nên trong nguyện lực ấy có bao hàm cả “những
Bồ Tát sợ hãi việc sanh tử” và “Bồ Tát không sợ sanh tử”. Tại “Tịnh
Thổ Đấu Suất Thiên” của Di Lặc Từ Tôn, chính là nhờ vào sức công
đức của Như Lai, để cho những “Bồ Tát sợ hãi việc sanh tử” có nơi
quy y, bất thối chuyển, và rồi trở thành “không sợ bước vào vong
sanh tử” đi độ chúng sanh. Cho nên nói “không sợ sanh tử”, “không
cần đoạn tuyệt” là điều kiện thăng lên “Đấu Suất Thiên”.
Cái mà “Phật pháp đại thừa” khích lệ cho, chính là tứ hồng thệ
nguyện của Bồ Tát:
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
pháp môn vô biên thệ nguyện học,
phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Chư vị ngày hôm nay ở trên tịnh thổ Đấu Suất Thiên, tuy rằng có thể
nói là “bước vào Vân Thành tránh kiếp nạn”. Nhưng tại phàm trần
còn có đồng bào, anh, chị, em vô lượng, vô số, vô biên đang trôi nổi
trong bể khổ phiền não? Chư vị có nhẫn tâm tiêu diêu tự tại ở đây sao?
Mình là người tu đạo, muốn thành tựu vô thượng Phật đạo, có thể chỉ
lo cho mình được an vui mà không phát tâm bồ đề đại thừa sao?
Những hiền lương tu sĩ Bạch Dương phải là quyến thuộc của Di Lặc
cứ “không sợ sanh tử”, “không cần đoạn tuyệt”. Phải là nòng cốt
gánh lấy việc phát huy “Bồ Tát đạo” đại thừa. Phải noi gương theo
Chư Thiên Thần Thánh, vì cứu độ chúng sanh, “không sợ sanh tử”,
không cần đoạn tuyệt”, chuyển kiếp giáng phàm, đến khắp nơi khai
hoang quảng bá Đại Đạo, tuyên dương phúc âm của Di Lặc.
Chư vị ở đây an hưởng thanh phúc, và được thấm nhuần bởi cam lồ
trí tuệ, mong rằng sau khi thể ngộ ra tinh thần “Bồ Tát đại thừa”, phát
hồng nguyện” đại từ đại bi, chiếu theo nguyện xuống trần gian cứu
độ chúng sanh. Như thế mới là tinh thần đại thừa thật sự với câu nói:
đời đời nguyện hành Bồ Tát đạo”.
Hoặc là có người vẫn hoài nghi rằng: tu đạo là đeo đuổi về việc siêu
sanh liễu tử, nhưng nghe nói như thế, lại phải đi vào vòng sanh tử,
chịu luân hồi, chẳng phải là hoàn toàn trái ngược với mục đích tu đạo
ban đầu sao? Chúng sanh không hiểu rằng, và không tin rằng “chơn
nhân của mình”, chính là linh tánh, vốn là bất sanh bất diệt, mà cứ
chấp chước cái sanh tử của thân xác cho là sanh tử; hoặc là cho rằng
ở trên thiên giới, không có sanh tử biến hóa của thân xác mới là siêu
sanh liễu tử, đó là do chưa bước vào “Phật tâm đại thừa”, thật sự là
cực kỳ hiểu lầm!
Giải thoát thật sự, là ở chỗ “tướng không bị nhiễm tướng”, ở trong
nhân quả nhưng không mê muội nhân quả, ở trong phiền não là sanh
ra bồ đề, ở trong vòng sanh tử thật ra là bước khỏi sanh tử. Như thế
thì ý nghĩa về siêu sanh liễu tử, tuyệt đối không phải vô sanh vô tử
theo kiểu đoạn tuyệt rồi tiêu diệt rồi hư không luôn; mà là “chơn
không” theo kiểu tựa hồ như “vô sanh” “vô bất sanh”, mà ở trong
vòng sanh tử, cứ bất động, bất nhiễm, không e ngại, không hoảng sợ.
Nhà Nho có nói: “Nhược hữu sở khủng cụ giả, bất đắc kỳ chánh.
Nhược hữu sở hảo lạc giả, bất đắc kỳ chánh”. Chư vị nếu là khiếp sợ
việc sanh tử, nếu là ưa khoái lạc chấp chước ở nơi này, thì điều rất rõ
ràng là vẫn chưa được chánh. Thật ra việc tu dưỡng Phật tánh, phải
trải qua ba kiếp lớn: “A, Tăng, Tỳ” kiếp, mới có đặng, hiện giờ chư vị
được ở đây, nếu không thể ngộ ra tinh thần “Bồ Tát đại thừa”, thì
uổng mất đã gặp “chánh đạo” rồi!
Điều mà pháp môn Bạch Dương muốn hoằng dương hiện nay, là để
tịnh thổ Di Lặc được phổ cập cho chúng sanh đủ loại căn cơ. Mọi
người đều biết rằng, Duy Ma Cát kinh là kinh điển quan trọng nhất
trong “Phật pháp đại thừa”, luôn cả Lục tổ Huệ Năng đều chịu sự ảnh
hưởng sâu sắc bởi kinh này. Trong kinh này ghi lại lời Thế Tôn dặn
dò Di Lặc rằng:
Di Lặc! ngô kim dĩ vô lượng ức A Tăng Kỳ kiếp, sở tập a nậu đa
Từ Tôn chính là một “sanh bổ xứ đại sĩ” trong danh sách Phật
dự bị tại nguyên hội này, cho nên với “Bồ Tát đạo đại thừa” để thừa
tiếp Phật pháp, phải nói là trách nhiệm cần gánh không thể thoái thác.
Mà đệ tử Bạch Dương là quyến thuộc của Di Lặc, càng nên lấy “Phật
pháp đại thừa” làm trách nhiệm của mình, là phát dương “đồng thể
đại bi”, “vô duyên đại thừa” thế này. Tại vì nhờ vào thế này mới có
một đại sự nhân duyên về việc thâu viên Cửu Lục, cũng nhờ vào thế
này mới có thể gầy dựng ra “cõi cứu cánh” là Phật quốc cứu cánh…
Sư Tôn khai thị đến đây kết thúc, sau đó, Viện Trưởng phát biểu…
Viện Trưởng:
Rất cảm tạ Cổ Phật nhờ vào cơ duyên này xiển giải “Phật tâm đại
thừa”, ta mong người tu trên đời sau khi tham ngộ trang này, càng có
thể hiểu biết sâu sắc về đại nguyện của Di Lặc, mà tu trì từ cái cơ bản
nhất là “thập thiện”, trang bị trước cho mình tư cách vãng sanh “Đấu
Suất Thiên”, và dụng tâm thể ngộ “đại thừa tâm pháp”, đời đời đồng
trợ Thiên Bàn, triệt để thực tiễn “đại giác hành” là “đồng thể đại bi,
vô duyên đại thừa”!
Ngộ Duyên:
Đệ Tử đêm nay thật là pháp hỷ sung mãn, cảnh giới tâm đắc được mở
rộng hết mức. Mong Phật tử trên đời, đều là sau khi đọc qua Du Ký
này, có thể quét bỏ mọi thứ nghi hoặc, đại phát “bồ đề tâm”, và dưới
sự dẫn dắt của chân lý, nỗ lực hoằng dương Đại Đạo, tự mình tiến tới
không ngừng!
Sư Tôn:
Được Viện Trưởng hỗ trợ nhiều cho, vì Sách Du Ký mà hao tâm tổn
sức, muôn phần cảm tạ! Sư Đồ ta xin cáo biệt tại đây!
Ngộ Duyên:
Khấu biệt Viện Trưởng và chư vị Tiền Hiền!
Viện trưởng:
Toàn thể đứng lên nghiêm túc! Đổ chuông! Cung tiễn Cổ Phật Sư Đồ!
Sư Tôn:
Ngộ Duyên nhắm mắt lại, lên đài sen! Lên…
Đã về đến Phật đường, Ngộ Duyên linh thể hoàn nguyên.