Chia Sẻ:
http://thienthanhphatvien.com/book_chapter?alias=hoi-16-thien-phat-vien-du-ky--ngoc-duc-cung
Hồi XVI
Đấu Suất Thiên cung lục diệu cảnh
兜 率 天 宮 錄 妙 景
Bát quái quả viện hiển tu tâm
八 卦 果 院 顯 修 心
Giáng phục chấp tâm diện huyền như,
降 伏 執 心 面 玄 如,
Long hoa bồ đề Bạch Dương khu
龍 華 菩 提 白 陽 軀
Tôn kính vạn linh giai nhất thể,
尊 敬 萬 靈 皆 一 體,
Giả du thế gian tác minh châu
者 遊 世 間 作 明 珠
Ta chính là Thiên Nhiên Cổ Phật, khâm phụng Mẫu Chỉ, giáng lâm Đông
Thổ, cung kính bước vào Phật đường, hành lễ tham giá Mẫu Nương, rồi nói
với Đồ Đệ, nay gặp "thánh hội” phụng mệnh viết sách, các Đồ Đệ nghiêm
túc, lắng nghe lời phán, nói ra cảnh “Thiên Phật Viện”, ngay tại trước mắt.
Có thể trong nguyên hội này, lũy kiếp có duyên, dụng tâm đi tham ngộ, mới
không mất đài sen. Đến ngày viết xong sách này, chư thiên khâm phục khen
cho, công đức vô lượng quảng bá nhân gian, quang diệu vô biên, mọi người
quý lấy, nơi nơi tuyên truyền, thay Trời, thay Thầy, dẫn độ hiền lương bỏ
hết tà thuyết lệch lạc, bảo vệ chánh đạo, phát dương Thiên Lý đều về Lý
Thiên.
Thái hư đại, bất bỉ nã, tâm cảnh vô nhai
太 虛 大 , 不 比 那 , 心 境 無 涯
Phóng tắc di, mãn lục hợp, thoái tàng linh đài
放 則 彌 , 滿 六 合 , 退 藏 靈 台
Nhậm vạn kiếp, sanh diệt biến, thử tánh nguyên tại
任 萬 劫 , 生 滅 變 , 此 性 原 在
Bất động diêu, như ý bảo, danh vi như lai
不 動 搖 , 如 意 寶 , 名 爲 如 來
Thanh tịnh thể, vô tướng thân, ổn tọa kim giai
清 淨 體 , 無 相 身 , 穏 坐 金 階
Vô chấp chước, vô phân biệt, canh vô đối đãi
無 執 著 , 無 分 別 , 更 無 對 待
Thử cảnh giới, hiệu chân như, nhất lý an bài
此 境 界 , 號 真 如 , 一 理 安 排
Phi ngoạn không, vô nhất vật, thực tồn diệu hoài
非 頑 空 , 無 一 物 , 實 存 妙 懷
Bao càn khôn, vận vạn mệnh, bất chiêm trần ai
包 乾 坤 , 運 萬 命 , 不 沾 塵 埃
Nguyên như thị, hồi thủ kiến, tự quan tự tại
原 如 是 , 回 首 見 , 自 觀 自 在
Minh tâm kiến tánh, về Lý Thiên, chứng đắc thanh tịnh thổ, chính là mục
đích sau cùng trong tu đạo. Nhất là nói về đệ tử Bạch Dương lũy kiếp quảng
tu phước tuệ, sống gặp lúc ứng vận phổ độ pháp môn. Người có căn cơ thâm
hậu được nhất chỉ là kiến tánh, làm đèn soi sáng trong thời kỳ mạt pháp,
quảng độ hữu duyên, nỗ lực để gầy dựng ra “Tịnh Thổ Nhân Gian”. Những
người tuệ căn thấp hơn mà chơn tu thực luyện, tuy rằng dưới sự giáo dục
của Bạch Dương pháp môn chưa thể đốn ngộ tự tại, nhưng sau khi quy
không, phù hợp bổn nguyện tiếp dẫn của Di Lặc Từ Tôn, sau khi trải qua
khảo nghiệm tại “Cửu Cửu Tử Dương Quan”, chắc chắn có thể vãng sanh
Đấu Suất Đà Thiên”, tiếp nhận giáo dục của Bồ Tát Hữu Duyên. Trong
kiếp sắp tới” theo Di Lặc xuống Diêm Phù Đề, đích thân dự Long Hoa Đại
Hội, nghe pháp chứng đạo, về Lý Thiên, gặp Vô Sanh Lão Mẫu đấy.
Đệ tử Bạch Dương nhất thiết phải nhớ rằng hoằng dương Di Lặc Tịnh Thổ,
cần phải với tinh thần đại vô úy là “bất yếm sanh tử”, “bất cầu đoạn tuyệt”.
Tại vì chỉ có như thế mới là cái được ca ngợi trong Duy Ma Kinh: “Bồ Tát
vi chúng sanh cố nhập sanh tử, hữu sanh tử tắc hữu bệnh”. Với tinh thần đại
thừa đại công vô tư như thế mới khớp với nội dung đồng thể đại bi. Tất
nhiên là phát “đại bồ đề từ bi tâm” này, chẳng phải quyến luyến cái thanh
sắc tại nhân gian, cũng không phải là sợ cô độc trong “không giới”. Không
phải là chấp về “chúng sanh tướng”, không phải là chấp “duyên” hành “từ
bi”. Mà là tỏ bày về cái tâm “vô trụ hành từ” và “vô tướng đại bi”. Cho nên
Tịnh Thổ chẳng phải nơi cho người ta tị nạn hoặc hưởng thụ, mà là với Bồ
Đề Tâm có lý tưởng như là tạo phước cho chúng sanh, và tinh thần khai
hoang.
Thầy đây khuyên nhóm tu sĩ có quan niệm sai lầm, xác thật thể ngộ ra chơn
nghĩa về đại từ hồng nguyện của Di Lặc Tổ Sư. Bất cứ lúc nào cũng hết
lòng hỗ trợ đồng bào (tất cả chúng sanh), để cho họ đắc pháp hỷ mà vui
trong đạo. Và hãy siêng năng khuyên ăn chay, bảo vệ mạng sống, thủ giới
luật, thập thiện, cung kính Di Lặc Từ Tôn, tham ngộ “tự tánh”, tiếp dẫn
người hữu duyên, không so đo cái khổ, cái vui, không tránh xa phiền não,
không mừng về niết bàn, không e ngại sanh tử, như thế mới không hổ thẹn
là những hiền lương Bạch Dương thay trời tuyên hóa đấy.
Sư Tôn:
Ngộ Duyên! Đêm nay hai ta sẽ đến “Đấu Suất Đà Thiên”, chính
thức thăm viếng “Thiên Phật Viện”!
Ngộ Duyên:
Oa! Thật là làm người ta phấn khởi, trải qua bao nhiêu vất vả
mong đợi khá lâu, cuối cùng cũng đến thăm viếng “Thiên Phật
Viện” mà trong lòng đã nghĩ đến khá lâu rồi!
Sư Tôn:
Hãy đừng đắc ý quên mình, trước khi khởi hành, nghe ta thuyết
minh một phen: Đấu Suất Đà Thiên là Tịnh Thổ cho những
nguyên linh theo pháp môn Bạch Dương ta tạm trú trên đó, về
những cảnh quan và thiên phúc được hưởng tại nơi đó, tin rằng
các đồ đệ hiện trên đời, chắc chắn ai nấy đều nôn nóng muốn biết,
ta ở đây thuật lại một đoạn kinh điển để tăng thêm “hướng tâm
lực” của tu sĩ trên đời!
Phật thuyết quan Di Lặc thượng thăng Đấu Suất Thiên kinh có
nói rằng:
Đấu suất đà thiên thượng, hữu ngũ bách ức thiên tử, nhất
兜 率 陀 天 上 , 有 五 百 億 天 子 , 一
nhất thiên tử giai tu thậm thâm đàn ba la mật, vi cung
一 天 子 皆 修 甚 深 檀 波 羅 蜜 , 爲 供
dưỡng nhất sanh bổ xứ bồ tát cố,dĩ thiên phúc lực tạo tác
養 一 生 補 處 菩 薩 故 , 以 天 福 力 造 作
cung điện, các các thoát thân mai đàn ma ni bửu Quán,
宮 殿 , 各 各 脫 身 梅 檀 摩 尼 寶 冠 ,
trường quỳ hợp chưởng phát thị nguyện ngôn:
長 跪 合 掌 發 是 願 言:
Ngã kim trì thử vô giá bửu châu cập dĩ thiên quán, vi cung dưỡng
我 今 持 此 無 價 寶 珠 及 以天 冠 , 爲 供 養
đại tâm chúng sanh cố, thử nhân lai thế bất cửu đương thành a nậu đa la
大 心 眾 生 故 , 此 人 來 世 不 久 當 成 阿 耨 多 羅
tam miểu tam bồ đề, ngã y bỉ phật trang nghiêm quốc giới đắc thụ ký giả,
多 羅 三 藐 三 菩 提 , 我 於 彼 佛 莊 嚴 國 界 得 受
ký giả, lệnh ngã bữu quán hóa thành cung cụ. Như thị chư thiên tử đẳng các
記 者, 令 我 寶 冠 化 成 供 具 . 如 是 諸 天 子 等 各
các trường quỳ, phát hoằng thệ nguyện diệc phục như thị
各 長 跪 , 發 弘 誓 願 亦 復 如 是.
thời chư thiên tử tác thị nguyện dĩ, thị chư bửu quán hóa tác ngũ bách
時 諸 天 子 作 是 願 已 , 是 諸 寶 冠 化 作 五 百
vạn ức bửu cung, nhất nhất bửu cung hữu thất trùng hằng, nhất nhất
萬 億 寶 宮 , 一 一 寶 宮 有 七 重 垣 , 一 一
hằng thất bửu sở thành, nhất nhất bửu xuất ngũ bách ức quang minh
垣 七 寶 所 成 , 一 一 寶 出 五 百 億 光 明,
nhất nhất quang minh trung hữu ngũ bách ức liên hoa, nhất nhất liên
一 一 光 明 中 有 五 百 億 蓮 華 , 一 一 蓮
hoa hóa tác ngũ bách ức hành thụ, nhất nhất thụ diệp hữu ngũ bách ức
華 化 作 五 百 億 行 樹 , 一 一 樹 葉 有 五 百 億
bửu sắc, nhất nhất bữu sắc hữu ngũ bách ức diêm phù đàn kim quang,
寶 色 , 一 一 寶 色 有 五 百 憶 閻 浮 檀 金 光,
nhất nhất diêm phù đàn kim quang trung, xuất ngũ bách ức chư thiên
一 一 閻 浮 檀 金 光 中 , 出 五 百 憶 諸 天
bửu nữ, nhất nhất bửu nữ trụ lập thụ hạ, chấp bách ức bửu vô số anh
寶 女 , 一 一 寶 女 住 立 樹 下 , 執 百 億 寶 無 數 瓔
lạc, xuất diệu âm nhạc.
珞 , 出 妙 音 樂.
Thời nhạc âm trung diễn thuyết bất thoái chuyển địa pháp luân chi hành
時 樂 音 中 演 說 不 退 轉 地 法 輪 之 行,
kỳ thụ sanh quả như pha lê sắc, nhất thiết chúng sắc nhập pha lê sắc
其 樹 生 果 如 頗 黎 色 , 一 切 眾 色 入 頗 黎 色
trung, thị chư quang minh hữu toàn uyển chuyển lưu xuất chúng âm,
中 , 是 諸 光 明 右 旋 婉 轉 流 出 眾 音,
chúng âm diễn thuyết đại từ đại bi pháp. Nhất nhất hằng tường cao lục
眾 音 演 說 大 慈 大 悲 法 . 一 一 垣 牆 高 六
thập nhị do thuấn, hậu thập tứ do thuấn, ngũ bách ức long vương vi nhiễu
十 二 由 旬 , 厚 十 四 由 旬 , 五 百 億 龍 王 圍 繞
thử hằng, nhất nhất long vương vũ ngũ bách ức thất bửu hành thụ.
此 垣 , 一 一 龍 王 雨 五 百 億 七 寶 行 樹.
Trang nghiêm hằng thượng, tự nhiên hữu phong xuy động thử thụ, thụ
莊 嚴 垣 上 , 自 然 有 風 吹 動 此 樹 , 樹
tướng chấn xúc, diễn thuyết khổ không, vô thường, vô ngã chư ba la mật
相 振 觸 , 演 說 苦 空 , 無 常 , 無 我 諸 波 羅 密.
Nhĩ thời thử cung hữu nhất đại thần, danh lao độ bạt đề, tức tòng tọa
爾 時 此 宮 有 一 大 神 , 名 牢 度 跋 提 , 即 從 座
khởi, biến thể thập phương Phật, phát hồng thệ nguyện, nhược ngã
起 , 遍 禮 十 方 佛 , 發 弘 誓 願 , 若 我
phúc đức ứng vi Di Lặc Bồ Tát tạo thiện pháp đường, lệnh ngã ngạch
福 德 應 爲 彌 勒 菩 薩 造 善 法 堂 , 令 我 額
thượng tự nhiên xuất châu. Tức phá t nguyện dĩ, nghạch thượng tự
上 自 然 出 珠 . 即 發 願 已 , 額 上 自
nhiên xuất bách ức bửu châu, lưu ly húc lê nhất thiết chúng sắc vô bất
然 出 百 億 寶 珠 , 瑠 璃 頊 梨 一 切 眾 色 無 不
cụ túc, như tử cám ma ni biểu lý ảnh triệt thử ma ni quang hồi toàn
具 足 , 如 紫 紺 摩 尼 表 裏 映 徹 , 此 摩 尼 光 迴 旋
Không trung, hóa vi tứ thập cửu trùng vi diệu bửu cung, nhất nhất lan
空 中 , 化 爲 四 十 九 重 微 妙 寶 宮 , 一 一 欄
Tuân vạn ức phạm ma ni bửu sở cộng hợp thành, chư lan tuân gian tự
楯 萬 億 梵 摩 尼 寶 所 共 合 成 , 諸 欄 楯 間 自
nhiên hóa sanh cửu ức thiên tử ngũ bách ức thiên nữ, nhất nhất thiên tử
然 化 生 九 億 天 子 五 百 億 天 女 , 一 一 天 子
thủ trung hóa sanh vô lượng ức vạn thất bửu liên hoa, nhất nhất liên
手 中 化 生 無 量 億 萬 七 寶 蓮 華 , 一 一 蓮
hoa thượng hữu vô lượng ức quang, kỳ quang minh trung cụ chư nhạc
花 上 有 無 量 億 光 , 其 光 明 中 具 諸 樂
khí, như thị nhạc bất cổ tự minh, thử thanh xuất thời, chư nữ tự nhiên
器 , 如 是 樂 不 鼓 自 鳴 , 此 聲 出 時 , 諸 女 自 然
chấp chúng nhạc khí, cạnh khởi ca vũ, sở vịnh ca âm diễn thuyết thập
執 眾 樂 器 , 競 起 歌 舞 , 所 詠 歌 音 演 說 十
thiện tứ hoằng thệ nguyện, chư thiên văn giã giai phát vô thượng đạo tâm.
善 四 弘 誓 願 , 諸 天 聞 者 皆 發 無 上 道 心.
Thời chư viên trung hữu bát sắc lưu ly cừ, nhất nhất cừ hữu ngũ bách
時 諸 園 中 有 八 色 瑠 璃 渠 , 一 一 渠 有 五 百
ức bửu châu nhi dụng hợp thành. Nhất nhất cừ trung hữu bát vị thủy,
億 寶 珠 而 用 合 成 . 一 一 渠 中 有 八 味 水,
bát sắc cụ túc, kỳ thủy thượng dũng du lương đống gian, y tứ môn
八 色 具 足 , 其 水 上 湧 游 梁 棟 間 , 於 四 門
ngoại hóa sanh tứ hoa. Thủy trung hoa trung như bửu hoa lưu. Nhất
外 化 生 四 花 . 水 中 華 中 如 寶 花 流 . 一
nhất hoa thượng hữu nhị thập tứ thiên nữ, thân sắc vi diệu như chư Bồ
一 華 上 有 二 十 四 天 女 , 身 色 微 妙 如 諸 菩
Tát trang ngiêm thân tướng, thủ trung tự nhiên hóa ngũ bách ức bửu
薩 莊 嚴 身 相 , 手 中 自 然 化 五 百 億 寶
khí. Nhất nhất khí trung, thiên chư cam lồ tự nhiên doanh mãn, tả kiên
器 . 一 一 器 中 , 天 諸 甘 露 自 然 盈 滿 , 左 肩
hà phối vô lượng anh lạc, hữu kiên phục phụ vô lượng nhạc khí, như
荷 佩 無 量 瓔 珞 , 右 肩 復 負 無 量 樂 器 , 如
vân vãng không trung tòng thủy diện xuất, tán thán bồ tát lục ba la mật:
雲 往 空 中 從 水 面 出 , 讚 歎 菩 薩 六 波 羅 密 :
Nhược hữu vãng sanh đấu suất thiên thượng, tự nhiên đắc thử thiên nữ
若 有 往 生 兜 率 天 上 , 自 然 得 此 天 女
tỳ ngự. Diệc hữu thất bửu thái sư tử tọa, cao tứ do thuấn, diêm phù đàn
侍 御 . 亦 有 七 寶 太 師 子 座 , 高 四 由 旬 , 閻 浮 檀
kim vô lượng chúng bửu dĩ vi trang nghiêm, toạ tứ giác đầu sanh tứ
金 無 量 眾 寶 以 爲 莊 嚴 , 座 四 角 頭 生 四
liên hoa, nhất nhất liên hoa bách bữu sở thành, nhất nhất bửu xuất
蓮 華 , 一 一 蓮 華 百 寶 所 成 , 一 一 寶 出
bách ức quang minh. Kỳ quang vi diệu hóa vi ngũ bách ức chúng bửu
百 億 光 明 , 其 光 微 妙 化 爲 五 百 億 眾 寶
tạp hoa trang nghiêm bửu chướng.
雜 花 莊 嚴 寶 帳.
Thời thập phương diện bách thiên phạm vương, các các trì nhất phạm thiên
時 十 方 面 百 千 梵 王 , 各 各 持 一 梵 天
diệu bửu, dĩ vi bửu linh huyền bửu chướng thượng. Thời tiểu phạm
妙 寶 , 以 爲 寶 鈐 懸 寶 帳 上 . 時 小 梵
Vương trì thiên chúng bửu, dĩ vi võng la di phúc chướng thượng, nhĩ
王 持 天 眾 寶 , 以 爲 網 羅 彌 覆 帳 上 , 爾
thời bách thiên vô số thiên nữ quyến thuộc, các trì bửu hoa dĩ bố tọa
時 百 千 無 數 天 女 眷 屬 , 各 持 寶 華 以 佈 座
thượng, thị chư liên hoa tự nhiên giai xuất ngũ bách ức bửu nữ, thủ
上 , 是 諸 蓮 花 自 然 皆 出 五 百 億 寶 女 , 手
chấp bạch phất tì lập chướng nội trì cung tứ giác hữu tứ bửu trụ, nhất
執 白 拂 侍 立 帳 內 持 宮 四 角 有 四 寶 柱 , 一
nhất bửu trụ hữu bách thiên lâu các, phạm ma ni châu dĩ vi giảo lạc,
一 寶 柱 有 百 千 樓 閣 , 梵 摩 尼 珠 以 爲 絞 絡 ,
thời chư các gian hữu bách thiên “thiên nữ”, sắc diệu vô bỉ, thủ chấp
時 諸 閣 間 有 百 千 天 女 , 色 妙 無 比 , 手 執
nhạc khí, kỳ nhạc âm trung diễn thuyết khổ, không, vô thường, vô ngã
樂 器 , 其 樂 音 中 演 說 苦 , 空 , 無 常 , 無 我
chư ba la mật, như thị thiên cung hữu bách ức vạn vô lượng bửu sắc,
諸 波 羅 密 , 如 是 天 宮 有 百 億 萬 無 量 寶 色,
nhất nhất chư nữ diệc đồng bửu sắc. Nhĩ thời thập phương vô lượng
一 一 諸 女 亦 同 寶 色 . 爾 時 十 方 無 量
chư Thiên Mệnh chung, giai nguyện vãng sanh đấu suất thiên cung, thời
諸 天 命 終 , 皆 願 往 生 兜 率 天 宮 , 時
đấu suất thiên cung hữu ngũ đại thần.
兜 率 天 宮 有 五 大 神 .
Đệ nhất đại thần danh viết bửu tràng, thân vũ thất bửu tán cung tường nội,
第 一 大 神 名 曰 寶 幢 , 身 雨 七 寶 散 宮 牆 內 ,
nhất nhất bửu châu hóa thành vô lượng nhạc khí, huyền xứ không
一 一 寶 珠 化 成 無 量 樂 器 , 懸 處 空
trung bất cổ tự minh, hữu vô lượng âm thích chúng sanh ý
中 不 鼓 自 鳴 , 有 無 量 音 適 眾 生 意 .
đệ nhị đại thần danh viết hoa đức, thân vũ chúng hoa di phúc cung tường
第 二 大 神 名 曰 花 德 , 身 雨 眾 花 彌 覆 宮 牆
hóa thành hoa cái, nhất nhất hoa cái bách thiên tràng phiên dĩ vi đạo Dẫn.
化 成 花 蓋 , 一 一 花 蓋 百 千 幢 幡 以 爲 導 引 .
Đệ tam đại thần danh viết hương âm, thân mao khổng trung vũ sanh vi diệu
第 三 大 神 名 曰 香 音 , 身 毛 孔 中 雨 生 微 妙
hải thử ngạn mai đàn hương, kỳ hương như vân tác bách bửu sắc nhiễu
海 此 岸 梅 檀 香 , 其 香 如 雲 作 百 寶 色 遶
cung thất tạp.
宮 七 匝 .
Đệ tứ đại thần danh viết hỷ nhạc, vũ như ý châu, nhất nhất bửu châu tự
第 四 大 神 名 曰 喜 樂 , 雨 如 意 珠 , 一 一 寶 珠 自
nhiên trụ tại tràng phiên chi thượng, hiển thuyết vô lượng quy phật quy
然 住 在 幢 幡 之 上 , 顯 說 無 量 歸 佛 歸
pháp quy bỉ khưu tăng, cập thuyết ngũ giới, vô lượng thiện pháp chư ba
法 歸 比 丘 僧 , 及 說 五 戒 , 無 量 善 法 諸 波
la mật, nhiêu ích khuyên trợ bồ đề ý giả.
羅 密 , 饒 益 勸 助 菩 提 意 者 .
Đệ ngũ đại thần danh viết chánh âm thanh, thân chư mao khổng lưu
第 五 大 神 名 曰 正 音 聲 , 身 諸 毛 孔 流
Xuất chúng thủy, nhất nhất thủy thượng hữu ngũ bách ức hoa, nhất nhất
出 眾 水 , 一 一 水 上 有 五 百 億 華 , 一 一
hoa thượng hữu nhị thập ngũ ngọc nữ, nhất nhất ngọc nữ thân chư mao
華 上 有 二 十 五 玉 女 , 一 一 玉 女 身 諸 毛
khổng, sanh nhất thiết âm thanh thắng thiên ma hậu sở hữu âm nhạc.
孔 , 生 一 切 音 聲 勝 天 魔 后 所 有 音 樂.
Phật cáo ưu bà ly thử danh đấu suất đà thiên thập thiện báo ứng thắng
佛 告 優 婆 離 , 此 名 兜 率 陀 天 十 善 報 應 勝
diệu phúc xứ, nhược ngã trụ thế nhất tiểu kiếp trung, quảng thuyết nhất
妙 福 處 , 若 我 住 世 一 小 劫 中 , 廣 說 一
sanh bổ xứ bồ tát báo ứng cập thập thiện quả giả, bất năng cùng tận,
生 補 處 菩 薩 報 應 及 十 善 果 者 , 不 能 窮 盡,
kim vi nhĩ đẳng lược vi giải thuyết
今 爲 汝 等 略 爲 解 說.
Diệu cảnh như trên kể chính là những thứ được Thế Tôn ca ngợi
Đấu Suất Đà Thiên” có dáng vẻ ra sao, hy vọng tu sĩ trên đời có thể
phát đạo tâm vô thượng, là bất yếm sanh tử (không sợ việc sanh tử),
kính trọng “bồ đề tâm” vô thượng, trì ngũ giới bát đức đầy đủ, thân
tâm tinh tấn không trì trệ, bất cầu đoạn tuyệt (không cần đứt hẳn) tu
thập thiện pháp, mọi cái tư duy đều hướng về “Đấu Suất Đà Thiên”
và thượng diệu khoái lạc (niềm vui tuyệt diệu vô thượng), thì khi mãn
tuổi thọ chắc chắn sẽ vãng sanh “Tịnh Thổ” này đấy.
Ngộ Duyên:
Thì ra “Đấu Suất Đà Thiên” có diệu tướng trang nghiêm như thế, cho
nên pháp môn Bạch Dương có thể được bề trên xem trọng như thế!
Sư Tôn:
Di Lặc Từ Tôn hấp dẫn chúng sanh đến “Đấu Suất Đà Thiên”, chẳng
phải là mục đích sau cùng. Chỉ là để cho những chúng sanh chưa thể
kiến tánh thành Phật, tạm thời có một nơi nương tựa bất thoái chuyển.
Cho nên hễ những người tu phúc trì giới, thích hợp vãng sanh cõi trời
này, bị yêu cầu phải là “không sợ sanh tử”, “không xin đoạn tuyệt”,
và nguyện theo Di Lặc chuyển sanh nhân gian (Diêm Phù Đề).
Đại nguyện của Di Lặc Từ Tôn chú trọng về sáng lập “tịnh thổ nhân
gian” và “Long Hoa Tam Hội”, về điểm này đệ tử Bạch Dương
không thể không biết. Nếu chỉ là cứ mong mỏi thăng lên “Thiên Phật
Viện”, mà không chịu chuyển sanh tiếp xuống trần gian, thì không
phù hợp điều kiện vãng sanh “Thiên Phật Viện”.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Sư Tôn! Tại sao Di Lặc Tổ Sư phải thâu chúng sanh từ nhân
gian về “Đấu Suất Thiên”, sau đó lại để “chúng sanh” chuyển sanh
tiếp xuống trần gian? Chúng sanh đã rất khó khăn mới rời khỏi “trần
gian” thiên biến vạn hóa dễ thoái chuyển, rồi vãng sanh “Đấu Suất
Thiên”, vĩnh viễn ở trên đó chẳng phải tốt hơn sao?
Sư Tôn:
Đồ đệ cưng có điều không biết, “Đấu Suất Thiên” tuy rằng tốt đẹp,
nhưng nói chung không phải là nơi “Phật đức” viên mãn. Di Lặc Từ
Tôn vì muốn đoạn tuyệt khổ đau của chúng sanh tại trần gian trong
thời mạt pháp, tránh khỏi chúng sanh càng trụy càng sâu, cho nên với
nguyện lực đại từ đại bi, phổ độ “Phật tử” hữu duyên vãng sanh “Đấu
Suất Thiên”, để đảm bảo Phật căn không thoái chuyển.
Đến khi nhân gian hóa thành Tịnh Thổ (hiện giờ thiên môn vạn giáo
đang nổ lực hoằng dương chân lý, lại là Nho giáo ứng vận, cứu độ sự
diệt vong của luân lý đạo đức, mong Thế Giới Đại Đồng sớm ngày
hoàn thành thực hiện!) Di Lặc Tổ Sư sẽ dẫn dắt tất cả Phật tử từ “Đấu
Suất Đà Thiên”, giáng sanh Diêm Phù Đề, và sẽ ở dưới gốc cây bồ đề
thời Long Hoa tại nhân gian chứng Phật quả vị và thuyết pháp đại
chuyển pháp luân ba lần, để cho những người có thể đến dự hội đều
có thể diện kiến Phật, nghe thuyết pháp để siêu sanh tử, hoàn thành
đại thâu viên của linh tánh, thế này chính là nguyên do có Long Hoa
Tam Hội!
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Sư Tôn! Sau khi nhân gian đã biến thành “Tịnh Thổ”, tại sao
còn cần đến Di Lặc Từ Tôn tái xuống nhân gian mở Long Hoa Hội?
Sư Tôn:
Nhân gian tuy đã biến thành “Tịnh Thổ”, nhưng vẫn chưa đạt đến
cảnh giới “Phật đức” viên mãn, cho nên Di Lặc Từ Tôn mới dựa vào
sự hóa thân sau cùng của Bồ Tát tại “Đấu Suất Thiên” giáng xuống
nhân gian, chứng Phật dưới gốc cây bồ đề thời Long Hoa, sau đó đại
chuyển pháp luân, để cho người nghe pháp đều chứng quả vị từ La
Hán trở lên, đó cũng là mục tiêu nỗ lực của pháp môn Bạch Dương
đấy!
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Sư Tôn, cái gì là hóa thân sau cùng của Bồ Tát?
Sư Tôn:
Từ phàm phu tu đến Phật, tổng cộng phải trải qua 55 bậc (thập vị,
thập trụ, thập hành, thập hồi hướng, tứ gia hành, thập địa), cho đến
chánh đẳng chánh giác”, sau đó, tất cả kiến tư (thấy là nghĩ đến), bụi
trần, “vô minh tam hoặc” vĩnh viễn hết sạch, mọi thứ thói hư, tật xấu
được quét sạch không còn, do trí tuệ của vị đó , công đức của vị đó
giống như diệu giác (Phật quả), cho nên gọi là đẳng giác. Bậc thứ 55
chính là đẳng giác, cũng chính là hóa thân sau cùng của Bồ Tát, cũng
gọi là “nơi bù đắp hết cuộc đời” (nhất sanh bổ xứ).
Đấu Suất Nội Viện là nơi ở của Bồ Tát tối hậu thân (hóa thân sau
cùng của Bồ Tát). Tam giới như là hỏa trạch, cho nên ngoại trừ “nội
viện của Đấu Suất Thiên”, đều là nằm trong luân hồi sanh tử. Lúc
Thích Ca Như Lai làm Bồ Tát, nơi ở sau cùng cũng là ở tại đây, kết
thúc tại đây, rồi chuyển sanh nhân gian thành Phật. Nay là tịnh thổ Di
Lặc Bồ Tát, đó cũng là hóa thân sau cùng của Bồ Tát, sau này chuyển
sanh nhân gian, thành Phật dưới gốc cây bồ đề Long Hoa.
Tịnh Thổ Nhân Gian chính là phước báo cho những ai do thủ “ngũ
giới”, hành “thập thiện” vẫn chưa thể nhảy khỏi cái khổ luân hồi, chặt
đứt cái gốc rễ sanh tử. Cho nên nhờ vào Di Lặc Phật ứng vận thâu
viên, khai diễn Long Hoa Hội ba lần pháp hội lớn này, độ hóa chúng
sanh vô số kể liễu thoát luân hồi sanh tử.
Ngộ Duyên:
Nói như thế, những người đắc “Tam Bảo chơn truyền” được Địa Phủ
xóa tên, thiên bảng ghi danh, với lại sau khi quy không lại vãng sanh
Thiên Phật Viện”. Thì ra thế này đều là thâu viên dẫn độ bởi hồng từ
đại nguyện của Di Lặc Tổ Sư, còn về Tổ Sư từng đời cùng với thiên
môn vạn giáo đều là vì mục đích giống nhau, thực hiện Tịnh Thổ
Nhân Gian mà phấn đấu không trì trệ!
Sư Tôn:
Đúng rồi! Sức giác ngộ của Đồ Đệ cưng không kém đấy, hễ tu sĩ trên
trần gian, bất luận là bước vào môn giáo nào, chỉ cần chịu tu “ngũ
giới” hành “thập thiện” pháp, được nghe Di Lặc Phật hiệu, không sợ
việc sanh tử, không xin đoạn tuyệt, đúc “tượng” cung kính lễ bái,
nguyện sanh “Đấu Suất Thiên”, đều được thâu viên dẫn độ bởi
nguyện lực đại từ của Di Lặc Phật, vãng sanh “Đấu Suất Thiên” an vị
đấy.
Diễn giải đến đây thôi, Ngộ Duyên hãy mau nhắm lại “tâm nhãn”, lên
đài sen, lên... đài sen bay cực nhanh xẹt trong không trung, chỉ nghe
gió thổi vù vù bên tai, y phục phất phới, tốc độ bay nhanh hơn mọi
khi, không biết đã bay vượt mấy vạn cây số. Bỗng nhiên ở nơi xa
nhìn thấy có một cái “đình” 8 cạnh, khi đến gần chỉ thấy trên mái lợp
ngói lưu ly, ánh màu rực rỡ, bàn ghế ngọc ngà, trên mái có thả xuống
ngàn sợi nhuyễn trông rất đẹp.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Sư Tôn, trước mắt có ngôi đình 8 góc cạnh, chỗ này là chỗ
nào nhỉ?
Sư Tôn:
Nơi này đã là trong cõi “Đấu Suất Thiên”, cách “Bát Quái Công Quả
Viện” không xa rồi!
Trên đường đến “Đấu Suất Thiên” phải đi qua chỗ này, cảnh quan tao
nhã, thường là nơi dừng chân nghỉ ngơi của Thần Tiên, hai ta chẳng
ngại ngùng gì đến đó dạo chơi một tí ...
Thế là hai người dắt nhau tiến tới, bước lên bậc thềm, ngẩng đầu lên thấy
phía trên đình có treo một tấm biển màu hoàng kim, trên biển ghi “Bát Quái
Đình”, ánh vàng chói rọi, trong đình thanh nhã rộng thênh thang, những vị
khách ngao du” đến nghỉ chân, có vẻ “tiên phong đạo cốt”, thần khí an
nhàn. Phía trước đình cùng hai bên phải, trái trăm hoa đua nở, mùi thơm
theo gió thổi tới từng làn, phong cảnh đẹp tuyệt, bầu không khí mát mẻ,
chim hót líu lo, đáng gọi là thắng cảnh Tịnh Thổ đấy.
Trong lúc đang thưởng thức, bỗng nhiên nghe tiếng nhạc vang lên, truyền ra
từ bên trong ngôi điện ở đằng trước...
Ngộ Duyên:
Thấy cửa chính giữa ở phía trước mở rộng ra, có một ông cụ bước ra
đi tới, khuôn mặt hiền từ, cặp mày trắng dài thòng xuống, dẫn dắt vài
vị Quan Viên đến nghênh đón, không biết là ai đấy?
Sư Tôn:
Đó là Viện Trưởng của “Bát Quái Công Quả Viện”, Ngộ Duyên mau
chỉnh lại áo mão đi tới tham giá!
Viện Trưởng:
Hoan nghênh Cổ Phật Sư Đồ giá lâm bổn viện, chưa đến xa nghênh
đón, có chỗ thất lễ xin lượng thứ cho!
Sư Tôn:
Nào dám! Nào dám! Sư Đồ ta phụng “thiên chỉ” đến thăm quý viện,
xin Viện Trưởng không chê bai chỉ giáo cho!
Ngộ Duyên:
Hạ Sanh bái kiến Viện Trưởng thánh an.
Viện Trưởng:
Miễn lễ! Quý Sư Đồ khách sáo quá rồi, mọi người là sứ giả đến chư
thiên, vì viết Sách Bửu Bối mà bôn ba, bổn viện đáng lẽ phải hết sức
mình hỗ trợ, để tăng thêm Phật quang cho pháp luân. Xin mời! Xin
mời! Mau mời vào bên trong...
Thế là mọi người thong thả bước tới, chẳng mấy chốc đã đến trước cửa viện,
ngẩng đầu nhìn lên, tòa viện có cây xanh bao quanh, tỏa ánh vàng cát tường,
trên đà và cột đều có điêu khắc tranh vẽ, màu tươi đẹp ngọc ngà, phía trên
chánh điện có treo một tấm biển màu hoàng kim, trên biển ghi: “Bát Quái
Công Quả Viện”, ánh hồng rực rỡ, ở hai bên phải trái có câu đối:
Thiên khoa công minh chúng thiện phụng hành.
千 科 功 明 眾 善 奉 行
Vạn liên thanh hương tiêm trần bất nhiễm
萬 蓮 清 香 纖 塵 不 染
Trong viện có nhiều quan viên, đều bận rộn tại bàn làm việc, thấy Viện
Trưởng và Cổ Phật Sư Đồ bước vào, đều nghiêm túc đứng lên hành lễ...
Ngộ Duyên:
Khải bẩm Viện Trưởng, người ta nói Tịnh Thổ trên trời vui sướng
tiêu diêu, thanh tịnh mà nhàn rỗi, nay thấy trong viện Quan Viên rất
đông, như là rất bận rộn, hơn cả những Quan Viên tại “Cửu Cửu Tử
Dương Quan”, thế là nguyên do gì?
Viện Trưởng:
Con có điều chưa biết, hễ trong khí số Tam Giới, “dương” tới cực
điểm thì sanh ra “âm”, từ lúc khai “thiên” lập “địa” đến nay, Thiên
Vận đã mấy lần đổi thay liên tục, đến nay là Ngọ, Mùi tương giao,
theo vận số là đến lúc thâu viên, là kỳ hạn nguyên linh đồng quy linh
căn. Cho nên thiên môn vạn giáo thừa vận mà cùng hiển linh, chỉnh
lại Thiên Bàn hầu mong Long Hoa Tam Hội sớm ngày được thực
hiện.
Nói đến việc trong Tam Giới, hễ “Thần”, “Nhân”, “Quỷ hồn”, nếu ai
biết được cái duyên tốt đẹp này mà có thể cống hiến điều chi, bổn
viện đều ghi lại thành tích thực tế của họ, tra chứng lại hồ sơ công
quả trong lũy kiếp, sau đó được định ra đẳng cấp, công quả, vị trí
cùng với tam cấp, tam giới, tam liên trong đạo tràng Bạch Dương. Để
rồi gửi đến “Thiên Phật Viện” hưởng phước 10.800 năm của “Đấu
Suất Thiên” đấy.
Đó là từ khai “thiên” lập “điạ” đến nay, một kỳ duyên chưa hề có.
Cho nên lúc này chấn động Tam Tào, vạn linh hướng tới, chư thiên
tinh đẩu” đều xuống trần gian, thập phương Phật, Bồ Tát, Thiên,
Nhân đều đến đồng trợ Thiên Bàn; trong đó có một số là bận rộn về
tuyên dương thông tin tốt này, một số là bôn ba khắp nơi để hoằng
dương quảng bá ngũ giới thập thiện, một số là vất vả về quảng truyền
tâm pháp. Chính vì thế bổn viện phụ trách về ghi chép quá trình phấn
đấu vĩ đại thế này để công bằng chơn chánh định ra quả vị, cho nên
việc làm bận rộn hơn “Cửu Cửu Tử Dương Quan” đấy!
Ngộ Duyên:
Vừa rồi nghe Viện Trưởng nhắc đến ổn định lại đẳng, quả, vị trong
đạo tràng Bạch Dương và có những danh từ như tam cấp, tam giới,
tam liên, không biết là hàm ý gì? Xin Viện Trưởng thuyết minh tường
tận.
Viện Trưởng:
Đó là chức trách của bổn viện, việc “khảo hạch phân loại” dựa vào
điểm chính là “thập thiện” và mức độ thủ giới luật, cũng tức là công
đức nhiều ít đấy. Nói tóm lại thời nay đã đi vào Bạch Dương Kỳ, bề
trên mệnh lệnh rõ ràng Di Lặc Từ Tôn chưởng thiên bàn, với hồng từ
bổn nguyện đi thâu viên, dẫn độ chúng sanh được vãng sanh tịnh thổ
Đấu Suất Thiên”. Hễ những ai phù hợp với điều kiện “đại nguyện”
đó, trước tiên đều phải thông qua bổn viện tra chứng công quả, được
phân loại ra những tầng giới khác nhau gồm đẳng, quả, vị, tam cấp,
tam giới, tam liên, sau đó gửi đến “Thiên Phật Viện” an vị. Những ai
sau khi thông qua tra chứng tại bổn viện và được trình danh sách lên
Vô Cực Điện”, là đều được thiên bảng ghi danh trên đạo bàn Bạch
Dương, đó chính là hàm ý về ổn định lại đạo bàn Bạch Dương đấy.
Còn về những điểm khác nhau trong đó, đợi đến sau khi thăm viếng
thực tế tại các ty trong bổn viện, tự nhiên có thể hiểu tường tận!
Sư Tôn:
Nói như thế, phải chăng xin Viện Trưởng giới thiệu sơ qua những bố
trí trong quý điện, để đăng tải vào trong Sách Du Ký?
Viện Trưởng:
Bổn viện cai quản hai nội các lớn, một là “Hữu Các Bát Quái Công
Quả Viện”, còn cái kia là “Tả Các Bát Quái Công Quả Viện”.
Hữu Các Bát Quái Công Quả Viện”, là chuyên khảo hạch quả vị của tu sĩ trong khi tuổi thọ chưa mãn. Nếu như những ai lúc còn sống
trên đời, tuy tuổi thọ chưa mãn, mà có công đức, bề trên không để
những vị đó mất đi bổn vị, đều định quả cho họ. Quả vị đẳng cấp
trong “Hữu Các Quả Viện”, là tùy thuộc vào công đức cao, thấp của
từng người mà cho thăng lên hoặc giáng xuống.
Nói đến “Tả Các Bát Quái Công Quả Viện”, những quả vị trong
viện, là cho những nguyên Phật tử đắc đạo, sau khi họ mãn tuổi thọ,
thông qua khảo chứng tại “Tam Quan cửa khẩu” được biết là chính
xác không sai, sau đó được chuyển đến đây án công định vị. Còn về
vong linh được siêu bạt, hoặc là các vị thần có công, cũng được như
thế, sau khi khảo chứng tại bổn viện, xem công đức mà định vị cho
họ đấy.
Dưới sự cai quản của “Tả Các Bát Quái Công Quả Viện” gồm có
những chỗ tu luyện như: “tu luyện đình”, “tịnh khí đình”, “phòng lễ
nghi”, “tịnh dưỡng đình”, “phòng tu thiền”, “phòng tụng kinh”,
phòng tuyên giảng”. Hễ những nguyên linh đến bổn viện, là do công
đức chưa thể chứng vào tầng giới cửu phẩm, được đưa vào “Tả Các
Viện” này, một là để tu luyện dưỡng tánh, hai là được tiêu diêu thanh
phước.
Nếu có công đức tối cao, được chứng vào tầng giới cửu phẩm, thì đưa
đến “Thiên Phật Viện Nội Viện”, lắng nghe giáo hóa của Bồ Tát Hữu
Duyên.
Nói tóm lại, quả vị là nhờ vào công đức của mỗi cá nhân mình, mà
được ổn định cái vị đấy. Cho nên người đắc đạo có thể đến đây, có
thể nói là được hưởng cái phước của tiểu Thần Tiên, an nhàn tự tại
đấy!
Ngộ Duyên:
Xin Viện Trưởng khai thị, phải phân biệt ra sao về đẳng cấp của “ công ‘’ và ‘’quả’’.
Viện Trưởng:
“Đẳng vị công quả” của bổn viện được phân ra ba hạng mục lớn, là
đẳng”, “vị”, “quả”.
Đẳng: được phân ra là “thượng đẳng vong linh”, “trung đẳng vong
linh”, “hạ đẳng vong linh”, ba loại vong linh này được đưa đến thất,
sở, đình, đường, uyển, tổ, thuộc “Tả Các Viện” cai quản để tu luyện.
Những ai có công đức vượt khỏi tầng giới của đẳng cấp vong linh,
được gọi là “vị” trong Thiên Quan: hỗ trợ trách nhiệm thâu viên Tam
Tào, còn về cái “vị” trong Thiên Quan lại được khảo hạch ra gồm có 5
loại: Thứ Quan Viên, Sự Quan Viên, Chuyên Quan Viên, Đốc Quan
Viên, Giám Sát Chuyên Quan Viên
Ngộ Duyên:
Nếu công đức vượt khỏi “vị” trong Thiên Quan thì sẽ ra sao?
Viện Trưởng:
Đó là đã chứng đắc quả vị “cửu phẩm liên đài”, có thể vào nội viện
tịnh dưỡng tâm tánh, an hưởng diệu lạc vô biên của “Đấu Suất Thiên”,
và lắng nghe giáo hóa của Bồ Tát Hữu Duyên, để cho tuệ căn được
thâm hậu, đợi đến sau này theo Di Lặc Từ Tôn chuyển sanh Diêm
Phù Đề, nghe pháp chứng đạo đấy!
Cao thấp của công đức được tính toán hạch định như sau:
Có tám hạng mục công đức gồm có: “đắc”, “công”, “thiện”, “đức”,
đạo”, “phẩm”, “đài”, “liên”. Lúc còn sống trên đời hành một việc
thiện nhỏ gọi là nhất đắc, hành 10 việc thiện nhỏ gọi là nhất công,
hành 10 công là nhất thiện, hành 10 thiện là nhất đức, hành 10 đức là
nhất đạo công, hành 20 đạo công là nhất phẩm, hành ba phẩm là nhất
đài, hành ba đài là nhất liên. trên “liên” là công đức vô lượng, bố thí
vô tướng, là phúc đức tánh vô trụ vô chấp đấy.
Còn về việc phạm lỗi, được phân loại ra 5 hạng mục: hễ lúc còn sống
trên đời phạm một lỗi gọi là nhất thất, phạm 10 thất là nhất đại quá,
phạm 10 đại quá là nhất ác, phạm 10 ác là nhất tội, phạm 10 tội là
nhất hình.
Dựa vào hai tiêu chuẩn này, thẩm phán ra thiện, ác, công, lỗi, và
chiếu theo công lỗi trong nhân quả ba kiếp triệt tiêu nhau, để định ra
đẳng”, “vị”, “quả” đấy.
Cho nên pháp môn Bạch Dương ứng vận trong lúc này, phổ truyền
chơn tông, hy vọng những ai bước vào cửa môn, có thể sớm được mở
trí tuệ, nhận ra “thiên vận” mà mau tu thân dưỡng tánh, hành công lập
đức, nhờ vào “nhân đạo” mà đạt đến “thiên đạo”, thì không hổ thẹn
được sanh tại Trung Thổ, được đắc chí đạo đấy. Hành công lập đức
chú trọng ở chỗ chánh tâm thành ý, tuân thủ ngũ luân bát đức, tế thế
độ chúng, khai hoang thiết lập Phật Đường, mở rộng đạo tràng, hoằng
dương luận lý đạo đức cổ xưa của văn hóa Trung Hoa, thế này gọi là
ứng vận mà tu đạo làm việc đạo đấy.
Xem xét đạo đức thế gian ngày hôm nay, phong thái ngày càng suy
đồi, đạo nghĩa dũng khí ngày càng mỏng manh, ngũ luân bát đức bị
đắm chìm, làm cho các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật than vãn! Mà trời
không lời nói, đất không lời nói, con người có thể thay trời gánh vác
nỗi lo âu, quảng tuyên đạo đức, độ Nguyên Linh lên bờ, công đức này
vô lượng đấy!
Tuy rằng như thế; cũng phải để cho họ minh lý giác ngộ ra chí đạo,
tìm về cội nguồn, được như thế thì công đức độ người không phải là
hạng bình thường đấy. Có người làm được công đức nhiều, như là
làm được “nhất đức”, có người làm ít hơn, như là làm được “nhất
công”, nhờ vào sự chơn thành và thiện hành của mình mà được lập
công lớn. Nếu được như thế, dù cho suốt đời chỉ độ được ba hoặc
năm người, mà những người được độ, đều là giữ vững đạo không
thoái chuyển, là người thiện hành đáng khen, thì công đức như thế
thật sự được gọi là vô lượng đấy.
Sư Tôn:
Đúng đấy! Như những cái vừa kể, cái đức độ người, là có công lớn
như thế. Nhưng cũng phải hết lòng đi thành toàn để cho họ minh lý,
làm hộ pháp cho đạo bàn, làm dân trung thành cho quốc gia, làm hiếu
tử trong gia đình, làm đống lương cho xã hội, hành đạo ban bố từ bi,
đến nơi nào đều với nhiệm vụ hàng đầu là lấy thân mình làm gương,
xem việc thiên hạ là trách nhiệm của mình, có tâm hoài ý chí lớn là
không so đo tính toán luôn cả việc lớn như là sanh tử. Phải biết rằng
đạo giáng Trung Thổ, hiện giờ đảo Bồng Lai chính là nơi gửi gắm
của thiên tâm, không những chính trị thanh minh, tự do dân chủ, đề
xướng luân lý khoa học. Nhất là gánh vác thiên chức khôi phục văn
hóa Trung Hoa và chân lý đạo thống, đệ tử Bạch Dương càng nên
xem việc cứu vớt chúng sanh khốn khổ trong dầu sôi lửa bổng tại
Thần Châu là trách nhiệm của mình. Nói tóm lại, việc gầy dựng “Thế
Giới Đại Đồng”, “Tịnh Thổ Nhân Gian”, là nhờ vào sự nỗ lực cùng
phấn đấu chung của thế hệ thời nay và mai sau đấy!
Thiên vận đã cấp bách, những tu sĩ có tâm hướng tới chánh đạo chắc
chắn có thể hiểu đại nghĩa về việc thiên giáng Đại Đạo cứu vãn tàn
linh, càng nên thể ngộ được “Tam Dân Chủ Nghĩa Thống Nhất Trung
Quốc” là mấu chốt để khai sáng Thế Giới Đại Đồng. Tu sĩ làm tốt
cho bản thân mình, giúp thiên hạ cũng được tốt đẹp theo, có thể
không dựa vào điểm này mà tự khích lệ mình cùng động viên nhau
sao?
Viện Trưởng:
Lời vàng ngọc của Cổ Phật nói ra hết sự gửi gắm của thiên tâm, nhân
loài là vạn vật chi linh, chỉ có giác ngộ trong linh tánh, chỉnh đốn lại
đạo đức, phối hợp với khoa học văn minh, mới có thể để thế giới ta
bà chuyển thành Liên Hoa Quốc, sáng lập ra tịnh thổ nhân gian, Long
Hoa đại hội của Di Lặc Từ Tôn mới có thể ứng duyên mà mở ra, linh
tánh mới có thể chứng đạo, vĩnh viễn hưởng khoái lạc tại Phật thổ
tiêu diêu tự tại.
Ngộ Duyên:
Bài “Lễ Vận Đại Đồng” có hình dung về Tịnh Thổ Nhân Gian, giải
thích bằng lời văn thời nay là: Đại Đạo thông hành toàn thế giới,
người trên toàn thế giới đều dựa vào đạo tâm để đối xử nhau. Tuyển
ra người hiền lương có tài năng thật sự phục vụ cho dân, mọi người
rất là uy tín hòa mục với nhau, đạo tâm không thoái chuyển, tinh tấn
không trì trệ, cho nên người ta không những là chỉ thương người thân
của mình, đồng thời cũng thương người thân của người khác; không
chỉ là che chở con cái của mình, đồng thời cũng che chở con cái của
người khác. Để cho người già sau khi về hưu, có thể an hưởng thanh
phước, mà khỏi vất vả suốt cuộc đời; người trung niên mọi người đều
được hữu dụng, mà khỏi phải lang thang! Người trẻ tuổi được dạy dỗ
tới nơi, mà không chơi bời, lêu lổng thành thói quen. Với lại những ai
già mà không vợ, già mà không chồng, già mà không con, người bị
tàn phế, bệnh tật, đều được chăm sóc chu đáo nhất, tha thiết nhất.
Phái nam có công việc thích hợp, phải nữ đều có chỗ nương tựa rất
tốt, cuộc sống vật chất rất là sung túc, tha hồ hưởng lấy nhưng không
tùy ý lãng phí, với lại không chiếm lấy làm của riêng, không ngồi
hưởng thành quả của người khác. Tuy rằng mọi người làm tròn chức
trách mình, làm hết sức mình, nhưng không ích kỷ vì riêng mình. Cho
nên vĩnh viễn không nảy sanh những thứ như lòng riêng tư, tiểu thông
minh, âm mưu xảo quyệt. vĩnh viễn không còn thấy mọi thứ cướp
giật trộm cắp, loạn tặc bạo lực. vì thế khi ra khỏi nhà hoặc ban đêm,
cửa nẻo không cần đóng lại cũng bình yên vô sự, thế này chính là
Thế Giới Đại Đồng”, “Tịnh Thổ Nhân Gian”.
Thế giới tốt đẹp lý tưởng như thế, có ai không hy vọng nó được sớm
ngày thực hiện? mà những người đảm nhiệm truyền đạt nhiệm vụ vĩ
đại thần thánh này, có ai không được tôn kính, cho nên Tổ Sư từng
đời đều truyền thừa cây đuốc hương hỏa không dứt, mà muôn đời
cùng thế hệ loài người hiện nay và mai sau có trí tuệ và văn hóa cao
thâm nhất, lần này vinh hạnh gánh lấy đại nhiệm, thật là một sự vinh
quang đấy.
Sư Tôn:
Lời nói của Ngộ Duyên, đồ đệ cưng của Thầy, câu nào cũng đều là
chơn tâm! Thầy đây mong mỏi hễ là đệ tử Bạch Dương ta, đều có thể
hiểu rõ ý của bề trên, nắm bắt thời cơ tốt, cùng nhau phấn đấu về việc
khai sáng con đường giác lộ thái bình vạn thế, mới không uổng mất
nhân duyên lớn”nay, là được sanh tại Trung Thổ, được gặp chơn đạo!
Viện Trưởng:
Ha ha! Quý Sư Đồ đồng tâm cùng chung trong tiếng nói, thật làm
người ta khâm phục, hiện giờ chẳng ngại ngùng gì hãy đến các nơi
trong bổn viện lấy “thông tin” sự việc tại chỗ, để làm tài liệu đăng tải
trong Sách Du Ký, làm ngọn đèn sáng chỉ đường cho tu sĩ đấy!
Sư Tôn:
Cảm tạ ý tốt của Viện Trưởng, đêm nay thời gian đã hết, việc thăm
viếng hãy đợi lúc viết “hồi” kế tiếp trong Sách Du Ký đến quấy nhiễu
tiếp, chúng ta xin từ biệt tại đây!
Cảm tạ sự hỗ trợ của Viện Trưởng trong đêm nay, xin gặp mặt lại lần
sau!
Viện Trưởng:
Đã là như thế không tiện giữ lại, xin cung tiễn tại nơi đây!
Ngộ Duyên:
Cảm tạ Viện Trưởng từ bi khai thị, xin khấu biệt tại đây!
Sư Tôn:
Ngộ Duyên mau lên đài sen, hai ta về Phật đường, lên…
Đã về đến Phật đường, Ngộ Duyên linh thể hoàn nguyên.