Chia Sẻ:
http://thienthanhphatvien.com/book_chapter?alias=hoi-13-thien-phat-vien-du-ky--ngoc-duc-cung
Hồi XIII
Tử y nguyên lai bát đức hóa
紫 衣 原 來 八 德 化
Dương khí viên mãn kết liên hoa
陽 炁 圓 滿 結 蓮 花
Linh sơn bất viễn hồi thủ đăng,
靈 山 不 遠 回 首 登,
Ẩn tế tảo tận tự minh minh
隱 蔽 掃 盡 自 明 明
Tế trần chi tâm vô chấp trụ,
濟 塵 之 心 無 執 住,
Điên đảo vạn duyên độc thanh thanh
顚 倒 萬 緣 獨 清 清
Ta chính là Thiên Nhiên, là Thầy của các con, quang minh lỗi lạc, Tiêu
Diêu Cổ Phật, nay phụng Mẫu Chỉ, tái lâm Đông Thổ, tiếp tục trang vàng
ngọc, bước vào Phật đường, cung kính tham giá Lão Mẫu, nhấc cây bút đàn
cơ phán lời huấn, Thánh đạo lưu truyền từ Khổng Tử, Mạnh Tử, là tánh lý
chơn truyền, Tam Bảo Tâm Pháp, được tuyên dương trong thời Bạch Dương
bởi hồng từ đại nguyện của Tổ Sư là ai nấy đều hoan hỷ cả, trong thiên vận
nay là mạt pháp, nhân tâm si mê ngoan cố, sùng bái mê tín, chơn lý thất
truyền, nhận thức sai lầm dẫn dắt người khác sai lầm theo, làm cho đạo bàn
hỗn loạn, người này chấp Thiên Mệnh, người kia khóa lại cổng cửa, tu sĩ tuy
thành tâm, nhưng tuệ nhãn chưa viên mãn, là bị khảo bị khổ, thật là đáng
thương, chỉ mong sách này sớm ngày hoàn thành, ban bố nhân gian, để trợ
giúp việc “khai huyền”, và trợ giúp cho đạo bàn.
. Khái khái.
Thiên đạo huyền áo đại đại truyền, chơn lý bất ly lương tâm viên
天 道 玄 奧 代 代 傳 , 真 理 不 離 良 心 圓
Tam hoàng ngũ đế bỉnh thử diệu, an trị nhân thế đắc chánh đoan.
三 皇 五 帝 秉 此 妙 , 安 治 人 世 得 正 端
Văn võ châu công đạo Nhất Quán, Khổng Mạnh tập thành suất tánh đơn
文 武 周 公 道 一 貫 , 孔 孟 集 成 率 性 丹
Thế Tôn pháp luân đại tàng mãn, niêm hoa vi tiếu bất khả ngôn
世 尊 法 輪 大 藏 滿 , 拈 花 微 笑 不 可 言
Nhị Bát Tổ Sư tây phương toàn, bồ đề sơ tổ đông thổ hoàn
二 八 祖 師 西 方 全 , 菩 提 初 祖 東 土 還
Vô tự chơn kinh thùy nhân giác, Tuệ Khả ấn tâm tại nhất an
無 字 真 經 誰 人 覺 , 慧 可 印 心 在 一 安
Bổn vô nhất vật Huệ Năng quyết, cần dĩ phất thức Thần Tú tuyên
本 無 一 物 惠 能 訣 , 勤 以 拂 拭 神 秀 宣
Tất tâm thị phật xứng đại thừa, khởi khả độc thiện tác La Hán
即 心 是 佛 稱 大 乘 , 豈 可 獨 善 作 羅 漢
Tánh tôn pháp giới thái hư xuyến, vô sở bất tại thốn thổ quan
性 尊 法 界 太 虛 穿 , 無 所 不 在 寸 土 觀
Bất thức tự tâm học vạn pháp, nhất phất thị xứ tầm Huyền Quan
不 識 自 心 學 萬 法 , 一 弗 是 處 尋 玄 關
Huyền Quan bổn thị tổ khiếu xứ, nhất chỉ đại giác xuất mê phàm
玄 關 本 是 祖 竅 處 , 一 指 大 覺 出 迷 凡
Tự cổ Đại Đạo hữu phí ẩn, tứ nan yếu phá kháo Phật duyên
自 古 大 道 有 費 隱 , 四 難 要 破 靠 佛 緣
Như kim đại khai phổ độ thiên, đạo giáng hỏa trạch nhân nhân hoan
如 今 大 開 普 度 天 , 道 降 火 宅 人 人 歡
Mạt pháp Nho Tông lai ứng vận, bình thâu vạn giáo nhân Đạo toàn
末 法 儒 宗 來 應 運 , 平 收 萬 教 人 道 全
Tánh lý huyền diệu Minh Sư chỉ, suất tánh vi đạo lương giác khoan
性 理 玄 妙 明 師 指 , 率 性 爲 道 良 覺 寛
Tam cang ngũ thường bát chánh thủ, thập ác giai khi học thánh hiền
三 綱 五 常 八 正 守 , 十 惡 皆 棄 學 聖 賢
Các giáo chơn lý bổn nhất viên, mạc khả phân biệt hổ tránh can
各 教 真 理 本 一 圓 , 莫 可 分 別 互 諍 干
Nhĩ ngã hợp đồng khánh tương hội, cộng đồng nỗ lực trợ thiên bàn
爾 我 合 同 慶 相 會 , 共 同 努 力 助 天 盤
Xứ xứ khai hoang bả lý hóa, vãn cứu ký đảo chánh nhân hoàn
處 處 開 荒 把 理 化 , 挽 救 旣 倒 正 人 寰
Thập bát Minh Sư thiên mệnh tại, duy hộ chánh pháp chỉnh thiên bàn
十 八 明 師 天 命 在 , 維 護 正 法 整 天 盤
Vô Cực là Lý, là Thần đấy. Thái Cực là Khí, là Số đấy. Lý, Thần, là kinh
đấy. Khí, số là vĩ đấy. Kinh là thường mà bất biến. Vĩ là biến nhưng hữu
thường. Thường: là không nhanh mà nhanh, không đi mà đến, vô vi mà
thành. Biến là có tên để gọi, có tung tích để tìm, chuyến đi chuyến về cứ hết
này đến kia, hai thứ này cùng có trong vũ trụ, cùng quán xuyến trong muôn
loài, cùng ở nơi không nghe không thấy, cùng ở bầu trời vô thanh, vô xú,
mà theo danh phận là có thể nói ra và có thể đặt tên, không thể nói ra và
không thể đặt tên.
Có thể nói ra, có thể đặt tên là cái cho con người thụ nhận lấy, là cái tánh về
khí chất, là cái mệnh về khí số, suy cho cùng là tuổi thọ ngắn, trí tuệ hoặc
ngu muội hoặc hiền lương, đều chưa biết cái nào, là tánh mệnh có muôn
ngàn thứ không như nhau.
Không thể nói ra, không thể đặt tên, cũng là cái cho con người thụ hưởng
lấy, là cái tánh về bổn nhiên, là cái mệnh do trời ban cho, Vua Nghiêu, Vua
Thuấn với ta là như nhau đấy. Cái tánh bổn nhiên, là do Lão Mẫu ban cho
mới có, là cái tánh được yên tịnh trong đời người, là cái tánh về thiên tánh,
được gọi là đạo tâm đấy.
Cái tánh về khí chất, là cái tánh suy tư không mực chuẩn, cái tánh như nước
chảy hấp tấp, là cái tánh có ác tính, có thể trở thành cái tánh làm việc thiện,
có thể trở thành việc bất thiện, gọi là nhân tâm đấy.
Hai điều này một điều hiển hiện dễ thấy được, một điều tinh vi khó thấy
được. Hiển hiện là dễ biết, lưu chuyển trở thành dục, cho nên nguy hiểm mà
bất an. Tinh vi là khó biết, quay về là lý, cho nên tinh vi khó thấy, chỉ có
cuồng” khắc chế được “niệm”, “lý” thắng được “dục” đấy. “Cuồng” có thể
trở thành “Thánh”, chỉ có “thánh” mới không có “niệm”, đó là “dục” thắng
lý” đấy. “Thánh” có thể trở thành “cuồng”, phân biệt giữa “Thánh” và
cuồng” là phân ra “người” và “cầm thú”, cũng như giữa “người” và “ma”,
là giữa “mộng” và “giác”, rất ít người có tâm hướng tới, chỉ trong “nhất
niệm”, lý lẽ tinh vi nhưng đường đi lại lớn, nếu là Tiểu Nhân là sẽ bỏ xót nó,
nếu là Quân Tử thì cẩn trọng nó đấy.
Từ Vô Cực mà có Thái Cực, đó là được trời ban mệnh cho, gọi là tánh, từ
Tiên Thiên biến chuyển ra Hậu Thiên, từ trời mà có người, như là “Hà đồ
bia văn” nói về “Thuận hành tương sanh”, chính là truy tầm cái khởi nguồn
từ đâu mà đến đấy. Từ Thái Cực tìm ngược về Vô Cực, tận cùng cái tánh lý
cho đến cái nói về “mệnh”, là Hậu Thiên trở về Tiên Thiên, siêu phàm nhập
thánh, như là cái thuyết về “nghịch hành tương khắc” trong lạc thư, phải biết
chỗ tận cùng theo đó mà về đấy.
Cái thần, có phân ra “lý” và “khí”, cái thần trong lý không nhanh mà nhanh,
không đi mà đến, do vô vi mà thành, “thường” nhưng “bất biến”, là nói về
diệu hợp trong vạn vật đấy: không có đối đãi, không có cặp đôi Âm Dương,
là nhất đấy, là không con cái đấy, là chẳng phải cặp đôi đấy, là viên kim đơn
đấy, là Thiền đấy, là Thánh Thai đấy.
Cái thần trong khí, khi đến rồi là giãn ra, được gọi là “thần”, khi đi rồi là co
lại, được gọi là “ma”. Cái gọi là thần, là thăng lên đấy, là Dương đấy. Cái
gọi là Ma, là giáng xuống, là Âm đấy, có đối đãi, có cặp đôi Âm Dương, đi
và đến cứ hết này đến kia. Phân ra là có vạn thù, hợp lại là trở về nhất khí.
Cái thần trong lý, là “nguyên thần” đấy, cái thần trong khí, là “thức thần”
đấy. Nguyên thần là thuộc về Tiên Thiên đấy, giữ lấy nó ngày càng tiến bộ
mà cao minh; thức thần là thuộc về Hậu Thiên đấy, thả lỏng nó thì ngày
càng lưu lạc mà ô trược, hạ lưu. Hai cái này lẫn lộn trong tâm, chỉ có những
ai biết mới có thể phân biệt nó, nay dựa vào thánh duyên viết Sách Du Ký,
giải thích sơ qua một góc cạnh trong tánh lý, đóng góp cho tu sĩ tự đi ngộ ra
đấy!
Ha ha!
Hiện giờ thời gian viết sách đã đến, ta không nói thêm nữa, Ngộ Duyên hãy
tịnh tâm, làm phiền Chấn Điện Tướng Quân hộ đàn, chúng ta khởi hành...
Đài sen bay thẳng vào bầu trời như tia chớp, thoáng chốc đã bay qua hai cửa
khẩu “Tử Dương” và “Hòa Dương”, rồi bay qua cửa khẩu Chấn Dương của
Cửu Dương Quan, đến một cung điện hạ xuống dần dần, thế là hai người an
nhàn thả bước đi tới, chẳng mấy chốc đã đến trước tiền sảnh, nguy nga tráng
lệ, kiểu cách giống “Chấn Dương Điện”, phía trên chánh điện có treo một
tấm biển, trên biển ghi “Tử Dương Điện” ba chữ lớn, chữ viết rất sinh động,
ánh vàng chói rọi, hai bên phải trái có câu đối rằng:
Tử y nguyên lai bát đức hóa
紫 衣 原 來 八 德 化
Dương khí viên mãn kết liên hoa
陽 炁 圓 滿 結 蓮 花
Ngộ Duyên đang ở đó ngắm nhìn, trong điện bước ra 5 đến 6 vị Tiên Quan,
tiếng trống tiếng chuông đồng thanh vang lên, Sư Tôn và Tiên Quan hành
lễ với nhau, Ngộ Duyên cũng hành lễ tham giá xong.
Tiên Quan:
Điện chủ có mời quý Sư đồ vào trong nội Điện
Sư Tôn:
làm phiền chư vị dẫn đường...
Thế là cả nhóm người bước vào trong điện, chỉ thấy cả sân vườn có đủ loại
bông hoa quý hiếm, chim hót “thiền âm” thật là làm người ta tâm trạng thoải
mái, nhìn ra chỗ không xa, Thiên Nhậm Tổ Sư đã đứng trước thềm đón tiếp.
Tổ Sư:
Cổ Phật Sư Đồ dắt nhau Phật giá quang lâm, chưa ra xa nghênh đón,
xin thứ lỗi cho.
Sư Tôn:
Tổ Sư sao lại nói thế! Trong lúc bận rộn mà đến quấy nhiễu, trong
lòng ái náy, Sư Đồ ta phụng mệnh đến, xin Tổ Sư ban nhiều thuận
tiện chỉ giáo cho.
Tổ Sư:
Không dám! Không dám! Quý Sư Đồ thân gánh Thiên Mệnh, chân đi
khắp các cõi, không ngại mọi vất vả, lấy “Thông Tin” xác thực chứng
minh để viết Sách Du Ký, với tâm của Chánh Nhân Quân Tử, giúp
hóa giải tai kiếp để chỉnh đốn đạo bàn, đó là chư thiên đều khâm phục
cả, đáng lẽ phải như thế...
Ngộ Duyên:
Đệ tử khấu kiến Tổ Sư cung thỉnh Thánh an!
Tổ Sư:
Miễn lễ! Miễn lễ! Mau mau đứng lên, chúng ta bước vào trong điện
nói tiếp... thế là ba người cùng bước vào trong điện, khách chủ thăng
tọa, trong lúc nói chuyện với nhau đã có Vị Quan dâng lên trà tiên và
trái cây, nước trà xanh biếc, mùi thơm tỏa ra, trái cây khác hẳn với
trái của trần gian, làm người ta rất muốn ăn…
Tổ Sư:
Hai vị đi đường xa vất vả rồi, mời tùy ý dùng trà, trái cây, xin đừng
khách sáo.
Sư Tôn:
Đa tạ Tổ Sư tốn nhiều công sức, đêm nay đến quấy nhiễu, xin Tổ Sư
từ bi giới thiệu sơ qua chức trách của quý điện để đóng góp trang
vàng ngọc đăng tải trong Du Ký.
Tổ Sư:
Nguyên linh trải qua “đối chứng”, “giáo dục” của các cửa khẩu, rồi
đến bổn điện, có thể nói là đức hạnh sắp đến cảnh giới chín mùi.
Nhưng muốn tu “Thiên Đạo” trước tiên phải tu “Nhân Đạo”, “Nhân
Đạo” tròn là “Thiên Đạo” tất thành, đó là định lý ngàn xưa không
thay đổi. Cái gọi là “bát đức” gồm có: “Hiếu”, “Để”, “Trung”, “Tín”,
Lễ”, “Nghĩa”, “Liêm”, “Sỉ”, phải có đủ trong luân lý con người, là
điều căn bản để lập thân xử thế đấy.
Công trình của tu sĩ trên đời bất luận là bắt tay bằng phương pháp gì,
đều không thể rời khỏi “bát đức” này. Tuân hành “bát đức” cho đến
đạt “chí thiện”, chính là lúc công đức viên mãn. Ví dụ: Nhạc Phi dựa
vào “đại trung”, Thuấn Đế dựa vào “đại hiếu”, Quan Công dựa vào
đại nghĩa”, là những nhân cách “đạo đức”, được phát huy hoàn
chỉnh và viên mãn, mà lưu danh vạn cổ, được thế gian sau này đời
đời ngưỡng mộ lấy làm gương. Chức trách của bổn điện, chính là ở
chỗ xét rõ “bát đức”, để nguyên linh đến “Cửu Dương Điện”, tiếp
nhận việc ghi tên lại trong sổ bộ là hạng bậc xuất sắc trong giới Tiên,
mà đến Tịnh Thổ tại các “Động Thiên” thích hợp để an vị đấy.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Tổ Sư, “bát đức” tuy là đề tài cực kỳ thông thường trên thế
gian, nhưng nếu muốn thực thi “bát đức” đều được viên mãn, cũng
không phải chuyện dễ, nếu nói như thế phải tu bằng cách nào mới
được.
Tổ Sư:
Một thứ “đức” đạt tới cảnh giới chí thiện thì những thứ đức còn lại
cũng được hoàn mỹ theo đấy. Nói tóm lại, là dựa vào một thứ đức
làm chính, những thứ đức khác làm phụ hỗ trợ nhau thành tựu nhau,
không được thiếu thứ nào, lý này có rõ không?
Ngộ Duyên:
Cảm tạ Tổ Sư khai thị, đệ tử rõ rồi, “bát đức” là sử dụng cho nhau,
cho nên Vua Chúa cổ xưa tìm kiếm “trung thần” từ những nhà có con
biết “hiếu thảo”, “lá lành đùm lá rách”; còn những người “bất tín”,
bất nghĩa”, “bất liêm chính” đa số đều là kẻ vô liêm sỉ!
Đệ tử còn có một nghi vấn xin Tổ Sư giải thích cho.
Tổ Sư:
Ngộ Duyên không cần khách sáo, có vấn đề cứ nêu ra.
Ngộ Duyên:
Nhà Phật thường nói: “vạn đức trang nghiêm”, mà quý điện chỉ xét rõ
về “bát đức”, phải chăng những thứ đức khác đều không quan trọng
sao?
Tổ Sư:
Đầu óc của Ngộ Duyên chui vào góc kẹt rồi! Con cũng như người đời
đa số đều lẩn quẩn trong văn tự, mà chưa thể đi sâu vào cốt lõi của
vấn đề.
Bát đức” cũng được, “vạn đức” cũng được, đều là hóa tượng của lý,
tự tánh là đủ cả mọi thứ, nào chỉ có ở chỗ “bát đức”, “vạn đức”, cho
nên thể hiện về đức hạnh, đều phải là tỏ bày bổn tánh trong lương tri,
lương năng, mới là quan trọng.
Nếu là vì muốn giành lấy tiếng gọi tốt là Trung Thần Hiếu Tử, mà
Tận Trung Tận Hiếu, tuy rằng không có sai, nhưng chẳng phải phát ra
từ lương tâm tự tánh, mà là do giáo dục của Hậu Thiên mới có, thì
không thể đạt đến cảnh giới chí thiện. Có hiểu không?
Ngộ Duyên:
Cảm tạ Tổ Sư không ngại phiền mà khai thị tiếp, đệ tử càng được
hiểu rõ hơn rồi, thì ra “bát đức”, “vạn đức” tuy là danh mục khác
nhau, thực ra là cùng một đạo lý, không có giả vờ, không có miễn
cưỡng, là tỏ bày đơn thuần cái thiên chơn trong tự nhiên.
Tổ Sư:
Ha ha! Đúng lắm, bé này dạy được đấy, sức ngộ của Ngộ Duyên rất
cao, không hổ thẹn là đồ đệ ngoan của Minh Sư.
Sư Tôn:
Tổ Sư quá khen rồi, còn phải thỉnh giáo Tổ Sư, quý điện ngoài việc
xét rõ “bát đức”, còn cái gì khác có thể đóng góp trong trang Du Ký?
Tổ Sư:
Những nơi bổn điện cai quản gồm có: Bao Trung Các, Khải Để Lầu,
Hiếu Thân Lầu, Nghênh Tín Hiên, Minh Lễ Các, Đại Nghĩa Các,
Thanh Liêm Hiên, Tri Sỉ Lầu. Tổng cộng 8 tòa kiến trúc lớn, chuyên
đợi chờ nguyên linh đến nghỉ ngơi, đợi chờ dẫn đến Cửu Dương Điện
ghi tên lại vào “sổ bộ xuất sắc trong cảnh giới tiên”.
Sư Tôn:
Xin Tổ Sư ban thuận tiện cho phép hai ta đến thăm viếng!
Tổ Sư:
Hay lắm! Mệnh lệnh Quan Dẫn Đường theo đi...
Nói xong, có một vị Tiên Quan tuấn tú đứng đợi ở ngoài điện, Sư Tôn và
Ngộ Duyên bái biệt Tổ Sư theo vị Tiên Quan dẫn đường hướng bên phải
bước đi, phong cảnh dọc đường siêu trần thoát tục, làm người ta tâm trạng
sảng khoái. Trong khi thưởng thức, đã đến trước cửa một vườn hoa, vườn
hoa này vô cùng rộng lớn, từ cổng cửa nhìn vào chỉ thấy hoa lá sum xuê, có
đình, đài, lầu, các, rải rác có hệ thống, tiếng chim hót như nhạc tiên theo gió
phất phưởng, so với vườn hoa trần gian thật là một trời một vực. Phía trên
cửa vườn hoa ghi rằng: “Bát Đức Viện”, ba chữ lớn, hai bên có câu đối:
Kỳ hoa dị hủy điểu ngữ tấu diệu âm
奇 花 異 卉 鳥 語 奏 妙 音
Bát đức quang minh đạo tâm hiện trang nghiêm
八 德 光 明 道 心 現 莊 嚴
Tiên Quan:
Mời hai vị theo Hạ Quan vào trong vườn... trong lúc nói chuyện với
nhau, trong vườn có 8 vị Tiên Quan, thấy nhóm người Sư Tôn bước
vào, tức thì quỳ xuống hành lễ tham bái...
Tiên Quan:
Tham kiến Cổ Phật Sư đồ, vừa rồi nhận được thông báo của Tổ Sư,
đến tiếp giá trễ, xin lượng thứ cho!
Sư Tôn:
Chư vị Tiên Quan khỏi phải đa lễ, Ngộ Duyên mau qua đây hành lễ!
Ngộ Duyên:
Bái kiến chư vị Tiên Quan, đệ tử theo Thầy đến đây thăm viếng,
mong được chỉ giáo nhiều.
Tiên Quan:
Ngộ Duyên không cần khách sáo. Chúng ta toàn là làm hết mình thì
được rồi. Hiện giờ xin theo ta vào trong vườn... mọi người bước vào
trong vườn, tầm nhìn sáng ra hẳn, thấy lối đi trong vườn lợp đá trắng
láng bóng, cỏ xanh như tấm thảm, các loại bông hoa đua nhau nở,
chẳng để ý lúc nào đã đến “Hiếu Thân Lầu”, giao Vị Quan cai quản
lầu dẫn đường đi, những Vị Quan khác bái biệt Cổ Phật.
Các Vị Tiên Quan:
Chúng ta về nhiệm sở trước tạm xin cáo lui, lát nữa gặp lại!
Sư Tôn:
Các vị hãy tự nhiên!
Ngộ Duyên:
Hiếu” đứng đầu trong “bát đức”, xin hỏi Tiên Quan ý nghĩa về Hiếu!
Tiên Quan:
Cổ nhân nói: trăm thứ đức hạnh chữ Hiếu đứng đầu. Khổng Tử nói:
cái ân của cha mẹ khắp thiên hạ chẳng cái nào lớn hơn”. Phật Tử lấy
chữ Hiếu làm giới luật, nói cái “ân” dưỡng dục của cha mẹ, cao hơn
núi, sâu hơn biển, Phật nói mẹ có 10 thứ “ân” thâm sâu. Thánh nhân
các giáo, đều nói giống nhau, nếu bất hiếu, làm trái nghịch với ân tình
thâm sâu, là nhân cách bị khuyết điểm lớn, nói gì tu đạo nữa? Cổ
nhân luôn cả cái ân huệ ban một tí cơm nước đơn sơ cũng còn nhớ
đền đáp, huống hồ chi “đại ân” sâu như biển cao như núi của cha mẹ,
có thể chẳng báo đáp sao? Cái đạo lý báo đáp, là Hiếu.
Chăm sóc phụng dưỡng, là tiểu Hiếu đấy. Khổng Tử nói: “Hiếu là cái
gốc rễ của đức đấy, cái giáo từ đó mà sanh ra đấy”. Thân thể, tóc, da
là do cha mẹ ban cho, không dám làm hủy hoại, là sự khởi đầu của
chữ Hiếu đấy. Lập thân hành đạo, dương danh hậu thế, để cha mẹ
được vinh hiển, là điểm tận cùng của chữ Hiếu đấy. Có danh tiếng để
cha mẹ được tự hào, là Đại Hiếu đấy. Khuyên cha mẹ tu đạo, để cho
thoát khỏi luân hồi, là đại Hiếu trong đại đại Hiếu đấy.
Lại có câu nói rằng, việc phụng sự cha mẹ của đứa con Hiếu thảo, là
khi ở chung thì tỏ ra cung kính, khi nuôi dưỡng thì tỏ ra vui sướng,
khi bệnh thì tỏ ra lo lắng, khi làm đám tang thì tỏ ra đau buồn, khi
cúng tế thì tỏ ra nghiêm chỉnh. Đủ cả năm điều đó mới có thể nói là
phụng sự cha mẹ. Nói đến chữ Hiếu này, là “bắt đầu” từ phụng sự cha
mẹ, “ở giữa” là phụng sự Vua Chúa, sau cùng là “lập thân”. Hiếu,
chính là gốc rễ đạo đức của cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia; dân
tộc được sinh tồn, dựa vào nguồn động lực này mà được kéo dài mãi,
con người tôn trọng “Hiếu đạo”, chắc chắn có thể để cho mình được
đứng vững rồi giúp người khác cũng được đứng vững theo, và biết
trung ái quốc gia, và cũng chắc chắn có thể làm tròn đại Hiếu cho
quốc gia, dân tộc.
Lại nói rằng, chữ Hiếu là “noi gương theo” đấy. “Con người” noi
theo “địa”, “địa” noi theo “thiên”, “thiên” noi theo “Đạo”, “Đạo” noi
theo “tự nhiên”, truy tầm nguồn gốc của con người, là được chuyển
hóa từ Vô Cực nhất khí, cái gọi là nhất bổn tán vạn thù đấy. Bổn thể
của linh tánh, tức là Đại Đạo, tức là tự nhiên, là Minh Minh Thượng
Đế Vạn Linh Chơn Chủ Tể. Thế thì phụng sự chữ Hiếu bằng cách
nào? Đó là: noi gương theo bề trên về từ bi, công bằng, hiếu sanh, tự
nhiên, là “vô vi” mà “vô sở bất vi”.
Ngộ Duyên:
Diệu lý! Diệu lý! Cảm tạ Tiên Quan giải thuyết tường tận, như là
được tiếp cam lồ trên đỉnh đầu xuống, làm cho đệ tử thông suốt ngay.
Sư Tôn:
Đa tạ Tiên Quan diễn giải diệu nghĩa này, chúng ta muốn đến chỗ
khác thăm viếng tiếp, xin cáo biệt tại đây…
Tiên Quan:
Cung tiễn Cổ Phật Sư Đồ.
Thế là Quan Dẫn Đường lại dẫn hai người đến “Khải Để Lầu”, chấp sự Tiên
Quan dẫn mọi người đến tham quan xong, mọi người đến phòng tiếp khách
ngồi xuống...
Sư Tôn:
Tiên Quan đảm nhiệm chức trách tại “Khải Để Lầu”, đối với ý nghĩa
chữ “Để” chắc chắn là biết rất tường tận, xin thuyết minh sơ qua, để
đóng góp trong việc ghi tải vào trang vàng trong Du Ký.
Tiên Quan:
Cổ Phật có mệnh nào dám không theo, hiện không ngại hiểu biết thô
thiển, xin nói tóm tắt thế này:
Để, là anh thương em, em cung kính anh, hòa lạc nhau như tay chân
vậy. Xưa kia có người tên Dung, mới có 4 tuổi biết nhường cho anh
ăn trái lê, đó là tỏ bày tự nhiên trong “Thiên Tánh” đấy. Đồng bào
anh em, là do nhân duyên tụ họp, cùng gốc rễ sanh ra, cùng chung
vinh hạnh nhục nhã, vui vẻ và âu sầu liên quan nhau, hòa mục với
nhau, trợ giúp nhau, thương nhau, là khớp với lý lẽ trong Thiên Địa.
Còn về việc tranh chấp danh lợi, nói thị phi nhau, làm cho anh em bất
hòa, như nước với lửa không nhường nhau, là táng tận thiên lương
nhân tánh đấy.
Người cổ xưa có nói: “Tứ hải giai huynh đệ. Hải nội tồn tri kỷ, thiên
nhai nhược bỉ lăng”. Đó là cái nghĩa về chữ Để được mở rộng ra, đủ
thấy tâm hoài bao la cỡ nào! Con người hiện nay thường nói người
trong nước là “đồng bào”, cũng là từ nghĩa này mà ra. Chúng sanh
đông đúc cùng xuống từ Lý Thiên, Khí Thiên mà ra tới Tượng Thiên,
hình hài tuy có khác nhau, gốc rễ là chẳng khác nhau, người đời do
vọng tâm, mà có tâm phân biệt tâm đối đãi, cho nên giữa người và
người tranh chấp không ngừng, hỗn loạn vô cùng, không biết chừng
nào mới hết.
Lý tưởng “Thế Giới Đại Đồng” của Khổng Tử, “bác ái” của chúa
Giê-Su, “hợp đồng” của đệ tử Bạch Dương, đều là khai thị người đời
rằng thả tầm nhìn ra xa, đồng thể với vạn vật, tỏ bày ngây thơ trong
bản tánh, để tâm biết tình thương anh em đấy.
Sư Tôn:
Đa tạ Tiên Quan diễn giải ý nghĩa này! Chúng ta phải đến “Bao
Trung Các” tham quan, xin cáo biệt tại đây...
Thế là mọi người bước ra khỏi “Khải Để Lầu” xuyên qua một hành
lang đến “Bao Trung Các”, thấy chấp sự Tiên Quan ra nghênh đón,
mời vào trong các, đến bên cạnh một của sổ vòng tròn, khách và chủ
thăng tọa ngồi yên.
Ngộ Duyên:
Kính xin Tiên Quan khai thị ý nghĩa của “Trung”, để đóng góp nội
dung đăng tải trong Sách Du Ký.
Tiên Quan:
Trung tâm là chữ “Trung”, cái gọi là Trung, là làm tròn cái tâm
Trung chánh” đấy, là cái tâm chưa bộc phát về “hỷ, nộ, ai, lạc” đấy.
Người làm quan chức trong thời đại Vua Chúa, Vua có lỗi thì nói
thẳng khuyên can, gọi là “Thần Trung Trực”; quốc gia gặp nạn thì thà
chết không bỏ đi là “Thần Trung Tiết”, hai điều này chẳng có gì khác
là muốn bảo vệ cuộc sống của dân được trọn vẹn, quan tâm đến quốc
gia được trọn vẹn, mà không màng tới việc sống còn của riêng mình.
Con người Trung với quốc gia, Trung với gia đình, Trung với bạn bè,
Trung với mọi thứ sự việc, sau đó mới có thể được gọi là “con người”
đấy. Xem tiếp các loài thảo mộc là đều “Trung” với các thời tiết bốn
mùa, các loài cầm thú đều Trung với việc sanh sản, Thiên Địa lớn
như thế, đều Trung với khí hậu, nhật, nguyệt chiếu sáng đều Trung
với ngày đêm.
Nói đến gian xảo quỷ trá của nhân tâm: giao kết bạn bè sống trong xã
hội, đối nhân xử thế thường không thể làm tròn cái tâm Trung thành.
Hỡi ơi! Cái tư tưởng con người không thể sánh với Thiên, Địa, Nhật,
Nguyệt, nhưng sao lại không bằng thảo mộc, cầm thú đấy!
Con người chiếu theo chánh khí của Thiên Địa, lời nói cử chỉ, có thể
không với chữ Trung đứng hàng đầu sao? Một người làm tròn chữ
Trung, muôn ngàn người làm tròn chữ Trung, chúng chí thành thành6,
vô cùng kiên cố, với cái tâm vốn là thật lòng, chân đạp đất thật sự, thì
có sự nghiệp nào không thể thành công? Huống hồ chi chữ Trung này,
là khí cang cường của Thiên Địa, không kiên cố nào không thể đột
phá, không vật nào có thể chặn lại, dựa vào nó để trị tâm thì tâm được
ngay, dựa vào nó để trị gia đình thì gia đình được hoàn mỹ, dựa vào
nó để trị quốc thì quốc gia củng cố đấy!
Ngộ Duyên:
Đa tạ Tiên Quan chỉ giáo, do thời gian giới hạn không cách nào ở lại
lâu, xin bái biệt nơi đây.
Tiên Quan:
Cung tiễn Cổ Phật và Ngộ Duyên tu sĩ...
Sư Tôn và Ngộ Duyên theo Tiên Quan dẫn đường bước ra khỏi “Bao Trung
Các”, qua một con đường quanh co ven hồ sen, đã nhìn thấy “Nghênh Tín
Hiên”, Tiên Quan đợi chờ ở bên lề đường, gặp nhau hành lễ, mọi người
bước vào trong hiên, nghe tiếng nước chảy róc rách, mùi thơm bông hoa
theo gió từng làn bay tới, cảnh quan thanh nhã tột cùng, thấy bố trí trong
hiên có kiểu cách tao nhã, nhìn ra xa thấy một vài nguyên linh đang đánh cờ
tướng, cũng có người đang ngâm thơ hòa theo, trông rất thoải mái...
Sư Tôn:
Xin Tiên Quan nói ý nghĩa về chữ “Tín”, để đăng tải vào trong Du
Ký, để người đời được rõ đấy.
Tiên Quan:
Tuân mệnh lệnh, lời nói của con người là chữ “Tín”, Đại Đạo vô hình,
Đại Đạo vô ngôn, chơn lý đạo nghĩa phải nhờ vào con người đi nói.
Lời nói của con người, cần phải chơn thật không được có tí giả dối
đấy.
Cái gọi là giả dối, là lời nói không khớp với hành vi, hành vi không
khớp với lời nói, bạn bè, bà con không nhờ nhau được, hàng xóm,
láng giềng không cung kính nhau, là lời nói xảo trá, không một ai
chịu nghe theo đấy.
Đạo của Thiên Địa không ngoài chữ Tín, mặt trời mọc lên và lặn
xuống đều giữ Tín, tuần hoàn không ngừng, cho nên con người đều
lấy điều đó làm nguyên tắc, mặt trăng dựa vào chữ Tín hiện ra và mất
đi, đêm mùng 1 và đêm 15 cứ không thay đổi như trước kia, cho nên
con người đều lấy cái đó làm chuẩn, các ngôi sao đúng vị trí theo chữ
Tín, vận hành không sai lệch. Trật tự thời vận theo chữ Tín, cái mới
cái cũ đổi thay không xáo trộm, cho nên Thánh Nhân dựa vào cái đó
làm phép tắc, con người có thể lấy chữ Tín của Thiên Địa làm chữ
Tín cho mình, thì không hổ thẹn trong Tam Tài đấy.
Ông Lữ có nói:
Cái hại do bị hiếp đáp là cái hại trên thân đấy. Cái hại do hiếp đáp người ta là cái hại trong tâm đấy. Đau buồn không có cái nào lớn
bằng tâm chết, còn thân chết là đứng thứ hai”. Lời nói của ông Lữ,
nói tóm lại là con người nếu không có chữ Tín, gọi là tâm chết, có cái
hại lớn hơn thân chết.
Cho nên ông Quý Bố nói rằng: “một lời” đáng giá “ngàn vàng”, ông
Hầu Doanh cho rằng lời nói ra không đổi thay, đều không dám thất
hứa với người ta, sợ chuốc lấy cái “hại” cho tâm. Thế này không có
gì khác, là nói rằng tâm tức là Thiên Địa, nếu có làm trái với lương
tâm tức là trái với Thiên Địa. Con người muốn trọn vẹn với cái tánh
để trọn vẹn với trời, nào có thể không chú ý thêm chữ Tín sao?
Sư Tôn:
Đa tạ Tiên Quan diễn giải diệu lý này! Hai Sư đồ ta muốn đi tiếp đến
Minh Lễ Các” thăm viếng, xin cáo biệt nơi đây.
Tiên Quan:
Đã là như thế, thì không dám giữ lại, xin cung tiễn tại đây...
Quan dẫn đường dẫn Sư Tôn và Ngộ Duyên bước ra khỏi hiên, bước thẳng
đến “Minh Lễ Các”, chẳng được vài bước, đã nhìn thấy có chấp sự Tiên
Quan đứng phía trước “Minh Lễ Các” nghênh đón.
Sư Tôn:
Làm phiền Tiên Quan đợi chờ lâu, đến đây quấy nhiễu xin hãy chỉ
giáo cho.
Tiên Quan:
Không dám! Mời các vị vào bên trong nghỉ ngơi, ta lấy đề tài chữ “Lễ”
nói sơ lượt vài lời, cũng gọi là hết lòng đóng góp một ít cho Sách Du
Ký!
Lễ, là “lý” đấy. Thánh nhân phụng thừa Thiên Mệnh mà tạo ra nó đấy.
Dùng để tỏ bày dáng vẻ cung kính, và tỏ bày cử chỉ tôn kính. Đó là
ngăn nắp trong Thiên Lý, phép tắc trong nhân sự.
Cái gọi là ngăn nắp, ví dụ như làm đứa con của người ta, thì hãy nên
làm tròn nghĩa vụ hiếu thảo, đó chính là Thiên Lý. Sớm tối đúng giờ
hỏi thăm sức khỏe, mùa Đông phải cho ấm, mùa Hạ phải cho mát, lúc
cha mẹ còn sống, chăm lo cho khớp với Lễ, lúc cha mẹ chết, an táng
cho khớp với Lễ, lúc cúng tế cha mẹ, cho khớp với cái Lễ, đó là đúng
ngăn nắp, là Lễ của phận sự làm người con đấy.
Cái gọi là Lễ, không có gì không bao hàm trong đó, như là nam nữ có
phân ra, lớn nhỏ có trật tự, làm việc theo phép tắc, không phạm lỗi
dâm loạn, thế này đều là Lễ nghi trang nghiêm, là trung chánh đấy.
Nhưng quốc gia có tứ duy, đó là Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, lấy Lễ đứng
hàng đầu, không Lễ nghi là kẻ trên người dưới loạn hết cả. Cho nên
Thánh Nhân chế ra Lễ, là để toàn dân được tốt đẹp. Quân tử giữ theo
Lễ, là để giữ gìn cái thân. Vận hành trong đối nhân xử thế, và thường
tồn giữ cái tâm thành kính, là những người luôn với hành vi chánh
trực cho khớp với Lễ, và cái Lễ không được đổi thay, chính là phép
tắc để chỉnh cho “thân” mình được ngay đấy.
Khổng Tử nói: phi Lễ vật thị, phi Lễ vật thính, phi Lễ vật ngôn, phi
Lễ vật động, bốn thứ “Phi” này là tội đấy, là trái nghịch với tứ chánh,
mong tu sĩ trên đời cùng nhau đi phân biệt đấy.
Sư Tôn:
Lời nói Tiên Quan, thật dễ hiểu, cảm tạ lời vàng ngọc, tăng thêm nội
dung vào trong Du Ký, chúng ta còn phải đến “Đại Nghĩa Các” thăm
viếng, xin cáo biệt tại đây!
Ngộ Duyên:
Đệ tử bái biệt Tiên Quan.
Tiên Quan:
Cung tiễn quý Sư Đồ...
Ba người bước ra khỏi “Minh Lễ Các”, đi trên con đường bên ngoài “Minh
Lễ Các”, qua một cầu nhỏ, quẹo trái nhìn ra ở chỗ không xa, chính là “Đại
Nghĩa Các”, cửa đang mở ra, chấp sự Tiên Quan bước ra nghênh đón, mọi
người vào trong “các” tham quan một vòng, bố trí tao nhã thanh tịnh,
nguyên linh có ở trong các, có ở ngoài các, đang tùy hứng hoạt động tiêu
diêu tự tại.
Ngộ Duyên:
Đêm nay phụng chỉ theo Thầy đến quý “các”, có chỗ quấy nhiễu xin
hãy lượng thứ cho, khấu xin Tiên Quan giải thích thật nghĩa về chữ
“Nghĩa”, để đăng tải vào trong Du Ký.
Tiên Quan:
Nghĩa là “Thích nghi” đấy, là ý chỉ con người không có dục vọng
riêng tư, hành vi chính đáng mà thích hợp. Mạnh Tử có nói: “Nói về
Nghĩa là con đường đấy”. Chỉ có Quân Tử có thể đến từ con đường
đó. Cho nên quân tử lúc trong hoàn cảnh nghèo khổ, không mất đại
Nghĩa, mà có thể tu thân tu tâm, không bị vật dục che lấp đi. Trong
lúc phát đạt cũng không dám xa xỉ lãng phí, hoặc làm những việc trái
với Đạo Đức.
Hàm nghĩa trong cái Nghĩa: là bắt nguồn từ trên trời đấy. Cho nên đại
Nghĩa có thể tham chiếu với Thiên, cái gọi là đại Nghĩa: là xả thân
không lo về riêng mình, như Quan Công sẵn sàng vì “Nghĩa” mà bị
giết, chí công vô tư. Còn Châu Công là đại “Nghĩa” diệt thân đấy.
Cho nên Mạnh Tử nói: “Sống là điều tôi muốn, nghĩa cũng là điều tôi
muốn, trong khi không thể có cả hai điều, thì bỏ cái sống mà giữ cái
Nghĩa đấy”. Đó chính là điểm tại sao đại Nghĩa khó làm đấy. Luận
ngữ có câu: “Quân tử thương tiền tài, lấy tiền tài phải tuân theo Đạo”.
Cái đạo này là Nghĩa đấy, tiền tài bất Nghĩa, thà chết không lấy.
Khổng Tử nói: “Thấy việc Nghĩa mà không làm, là không phải “dũng”
đấy”. Cho nên Quân Tử có khí phách như là hễ thấy việc “Nghĩa” thì
xông pha tới làm, làm tròn Thiên Chức đang đảm nhiệm. Cổ xưa có
câu chuyện về “con ngựa Nghĩa khí”, nay có đăng bài tin tức về “con
chó Nghĩa khí”, làm thú vật còn có thể chết vì Nghĩa khí, con người
chẳng lẽ không làm được sao?
Sư Tôn:
Cảm tạ Tiên Quan giải thích cái lý trong Nghĩa, do thời gian giới hạn,
chúng ta còn phải đến “Thanh Liêm Hiên”, không thể ở lâu, xin cáo
biệt tại đây.
Tiên Quan:
Không dám giữ lại, cung tiễn Cổ Phật Sư Đồ...
Mọi người bước ra khỏi “Đại Nghĩa Các”, nhìn ra xa chính là “Thanh Liêm
Hiên”, chấp sự Tiên Quan ra nghênh đón vào trong hiên, báo cáo sơ qua
một vài câu, Sư Tôn xin Tiên Quan giải thích thật nghĩa của chữ “Liêm”.
Tiên Quan:
Cổ Phật có mệnh lệnh, nào dám không tuân theo? Hạ Quan học thức
thô thiển có sai sót xin chỉ cho!
Liêm có hai nghĩa: bán “đồ” giá rẻ cũng gọi là “Liêm giá”, tâm không
có tham lam, hễ không khớp với nghĩa là không lấy, tức là Liêm
chính, cho nên Liêm là gốc rễ về tiết kiệm, tiết kiệm đủ để nuôi
Liêm” đấy. Bất Liêm là xa xỉ, thì Liêm đức từ đó mà mất đi. Liêm là gốc rễ về tiết hạnh, bất Liêm thì tham, tiết hạnh từ đó mà mất đi đấy.
Liêm là nguyên do sở dĩ phải chánh tâm, bất Liêm là loạn, là tâm
niệm từ đó bị tổn hại đấy. Liêm là gốc rễ của công đức, bất Liêm thì
riêng tư, công đức từ đó bị phá đi đấy.
Ông Dương Chấn giữ lấy giới luật gồm có tứ tri (thiên tri, địa tri, nhĩ
tri, ngã tri), ông Y Duẩn thận trọng không lấy bất kỳ một món nào
không phải của mình, đều là do có cái tâm Liêm khiết mà biết làm
vậy. Cho nên tồn tâm của con người, không thể không dựa vào Liêm
làm gốc rễ, con người làm việc, không thể không dựa vào Liêm làm
gốc rễ.
Cái gọi là “Liêm”, là hạnh kiểm trong bổn tánh vốn lương thiện,
trong lúc thế giới tốt như hiện nay, phong thái xã hội đang ngày càng
đi xuống, nhân tâm không theo đức hạnh cổ xưa, người biết giữ Liêm
chính, trăm người không có một người. Người tu đạo không dấy lên
vọng niệm, tâm không có tham, tu thân dưỡng liêm, triển khai khắp
thiên hạ, đối xử với nhau đều bằng “Liêm”, thì khắp thiên hạ được
yên ổn, quốc gia được trị tốt đấy.
Sư Tôn:
Đa tạ Tiên Quan đã giải thích thật nghĩa của Liêm, chúng ta còn phải
đến “Tri Sỉ Lầu” thăm viếng, không cách nào ở lại lâu, chỉ có xin cáo
biệt tại đây.
Tiên Quan:
Cung tiễn Cổ Phật và Ngộ Duyên...
Sư Tôn, Ngộ Duyên và quan dẫn đường ba người, sau khi cáo biệt Tiên
Quan, đến thẳng “Tri Sỉ Lầu”, chẳng mấy chốc đã đến trước cửa “Tri Sỉ
Lầu”, chấp sự Tiên Quan nghênh đón vào trong...
Thời gian đã không còn nhiều, không cần khách sáo, xin Tiên Quan giải
thích thật nghĩa của chữ “Sỉ”, để tu sĩ được rõ!
Tiên Quan:
Sỉ”, là việc hổ thẹn đấy, là cái tâm phân biệt thị phi đấy. Những
lầy mà tỏa ra mùi thơm
thanh nhẹ, là cái công của Sỉ đấy. người có hành vi làm trái với lễ giáo xã hội pháp luật quốc gia, là “Sỉ”
đấy, là “Lỗi” đấy. Khổng Tử nói: biết lỗi thì sửa, là việc thiện không
gì lớn bằng. Lại nói biết chữ “Sỉ” là ngang với dũng cảm, là điều sở
dĩ con người khác với loài cầm thú. Cái gọi là Sỉ, là tượng trưng cho
văn minh loài người, cái gọi là sỉ là sức mạnh duy trì yên ổn cho xã
hội đấy, Cái gọi là sỉ là tự mình suy xét lại những lỗi lầm trong tâm
và thân, mà nảy sanh ra cái tâm hổ thẹn, hối hận sửa lại cho thiện; dù
cho chưa đến đỗi tạo ra lỗi lầm, cũng nên do tu thánh đạo mà nảy
sanh tâm hổ thẹn vô cùng; nếu như không thể hoàn toàn giữ sạch giới
luật, trong khi chưa thể viên mãn tu trì lục độ ba la mật, chưa thể đứt
hẳn trong “tam hoặc”, là chưa thể thấy rõ tự tâm tánh. Nếu chưa thể
thực tiễn “ngũ luân”, “bát đức” trên đời, thấy hổ thẹn quá, cho là điều
Sỉ của mình, là không quên trong tâm niệm đấy.
Biết Sỉ là sanh ra giác, mất Sỉ là rơi vào mê muội, Phật là giác đấy, tu
đạo chứng Phật, là bắt tay từ Sỉ; Sỉ là nguyên nhân của Tam Tỉnh, là
nguồn động lực trong việc sửa lỗi, hễ có thể phân rõ thanh và trược
đều tùy thuộc vào tu sĩ phải chăng có cái tâm biết Sỉ. Đối với việc hòa
mình vào trong “chuyện” xấu thì cảm thấy Sỉ nhục, là hợp nhất với
Thiên Địa, có câu nói rằng ở trong bụi trần không bị nhiễm? bông sen
tại sao trong bùn lầy ra mà không bị nhiễm, nói tóm lại bông sen
không gì khác là do có thể vào trong bùn
Sư Tôn:
Cảm tạ Tiên Quan giải thích diệu ý này, thời gian đã hết, chúng ta cần
phải về ngay, xin cáo biệt tại đây, nhờ Tiên Quan hồi bẩm lại Tổ Sư,
xin gửi lời cảm tạ.
Các Tiên Quan:
Cung tiễn Cổ Phật và Ngộ Duyên tu sĩ!
Sư Tôn:
Ngộ Duyên lên đài sen! Nhắm mắt lại, lên…
Đã về đến Phật đường, Ngộ Duyên linh thể hoàn nguyên, làm phiền
Chấn Điện Tướng Quân hộ đàn!
Ta về đây!