Chia Sẻ:
http://thienthanhphatvien.com/book_chapter?alias=hoi-12-thien-phat-vien-du-ky--ngoc-duc-cung
Hồi XII
Chấn Dương Điện Khẩu xảo thí thuận tâm khảo
震 陽 殿 口 巧 施 順 心 考
Bát phong bất động phương quá Bạch Dương Tháp
八 風 不 動 方 過 白 陽 塔
Thiên thời phùng chí thâu viên kỳ,
天 時 逢 至 收 圓 期,
Nhiên kháo thần thánh điểm duyên cơ
然 靠 神 聖 點 緣 機
Cổ đạo kim truyền chơn lý quán,
古 道 今 傳 真 理 貫,
Phật tử liễu nguyện giai quy y
佛 子 了 愿 皆 歸 依
Ta chính là Thiên Nhiên Cổ Phật, là Vạn Quốc Giáo Chủ, khâm phụng Mẫu
Chỉ, bay đến Đông Thổ, giáng nhẹ xuống tầng mây, cung kính bước vào
Phật đường, trước tiên tham giá Lão Mẫu, vấn an các Đồ Đệ hiền, Thiên
Mệnh trang nghiêm, tuân chỉ an nhiên, pháp duyên thánh hội, trời ban đài
sen vàng, tu sĩ phấn đấu bước tới, mọi người ngộ ra chơn lý, tâm nhãn khai
huyền, trong thời mạt pháp, vạn giáo ít thấy hưng thịnh, cùng triển khai thần
thông, đồng dẫn lương hiền, nhận lý quy căn, tâm mới khỏi bị điên đảo, như
là có linh cảm, đồng mù quáng là trụy hang sâu.
Khái! Xong.
Minh tâm kiến tánh thị bổn lai , vô hữu tạo tác Thiên Nhiên hoài
明 心 見 性 是 本 來 , 無 有 做 作 天 然 懷
Suất tánh vi đạo ni sơn ngữ , thiên mệnh quán thân diệu huyền khai
率 性 謂 道 尼 山 語 , 天 命 貫 身 妙 玄 開
Chư ban thần thông quái lực hại , thuật lưu động tĩnh ứng nhân tài
諸 般 神 通 怪 力 害 , 術 流 動 靜 應 人 裁
Thiên lương bổn giác bất hiển lộ, tu phá nhục y diệc danh ngốc
天 良 本 覺 不 顯 露 , 修 破 肉 衣 亦 名 呆
Nhân nhân hữu toạ linh sơn đài , hành trụ toạ ngoạ thuỳ chủ tể
人 人 有 座 靈 山 台 , 行 住 坐 臥 誰 主 宰
Sảo hữu thác sự kinh quý động, nguyên lai chủ ông thụ vong tai
稍 有 錯 事 驚 愧 動 , 原 來 主 翁 受 妄 災
Tâm an lý đắc quan tự tại, ngũ uẩn chiếu phá vô quái ngại
心 安 理 得 觀 自 在 , 五 蘊 照 破 無 罣 礙
Thâu phóng trung tiết càn khôn chánh, vạn vật dục yên ngũ hành bài
收 放 中 節 乾 坤 正 , 萬 物 育 焉 五 行 排
Nhơn nghĩa lễ trí dữ tín tai, nhân luân tu tề lạc vô nhai
仁 義 禮 智 與 信 哉 , 人 倫 修 齊 樂 無 涯
Thị thính ngôn động hợp lý trí, an phận thủ kỷ vọng tâm mai
視 聽 言 動 合 理 智 , 安 分 守 己 妄 心 埋
Bà tâm khổ khẩu đinh ninh tái, vạn duyện phóng hạ thoát trần ai
婆 心 苦 口 叮 嚀 再 , 萬 緣 放 下 脫 塵 埃
Nhân sanh xứ xứ giai hữu đạo, ngộ thấu diệu tướng kiến như lai
人 生 處 處 皆 有 道 , 悟 透 妙 相 見 如 來
Long hổ kim đơn, duyên (chì), hống (thuỷ ngân), đỉnh lô (lò), là cái thuyết
về “ly (hoả) tánh”, “khảm (thuỷ) mệnh”, lúc này đang là thứ ưa chuộng của
các hiền lương Bạch Dương. Tìm hiểu nguyên nhân, thì ra có người là bỏ lý
lẽ bình thường mà cầu thần thông, có người là xem thường hình tướng tam
bảo mà thích cái mới lạ bỏ cái cũ. Cho nên đeo đuổi ồ ạt những cái thuyết
mới mẻ, người bị “mê hoặc” rất đông, đáng buồn về chuyện này biết bao.
Thầy đây nhờ vào Thánh duyên viết sách này, mong mỏi các Đồ Đệ hiền, là
nòng cốt lãnh đạo các nơi, hãy giúp duy trì chánh pháp đồng trợ Thiên bàn
đấy.
Tuy rằng tham thiền tịnh toạ cũng là một trong vạn pháp dẫn dắt, nhưng
mục đích sau cùng của nó, là dẫn dắt cái tánh đi, để cho cái “lương bổn”, cái
giác chơn” được hiển hiện thật sự, cho nên các đồ đệ nhất thiết đừng si mê
chấp chước về “Tịnh Tọa” mới là mệnh công tu trì5.
Thập ngũ tổ Bắc Hải lão nhân trong cuốn “Tánh Lý Thích Nghi”, đặc biệt
có diễn giải lý này, có nói rằng: “có người hỏi về kim đơn, long hổ, duyên
hống, đỉnh lô, ly tánh, khảm mệnh, những lý luận đó là sao”! Chẳng phải cái
gì cả? Ta nói: “Pháp này so với bàng môn ngoại đạo, là có chỗ đúng của nó;
nhưng đem đối chứng với cái của Tam Giáo Thánh Nhân, là có chỗ không
đúng”. Tại sao ? Đạo của Khổng Tử lấy “Thiên Mệnh” làm “tánh”, lấy “suất
tánh” làm “Đạo”. Mệnh là nói về ban cho, tánh là nói về nhận lấy. Ban cho
là lý đấy, nhận lấy cũng là lý đấy. Lý là cái tánh bổn nhiên, là cái chơn của
Vô Cực đấy.
Cho nên Châu Tử có nói: “Vô Cực chi chơn, nhị ngũ chi tinh, diệu hợp nhi
tụ, lý này chính là cực điểm của Tam Giáo”.
Cho nên nhà Nho nói: “tánh là lý đấy”
Kim Cang kinh có nói: “nhất hợp lý tướng”, “phúc đức tánh”,
Tâm Ấn kinh có nói: “tam phẩm nhất lý”,
Quyển Trung Dung có nói: “suất tánh chi vị đạo”,
Quyển Dịch Kinh có nói: "Thành tánh tồn tồn, đạo nghĩa chi môn”,
Mạnh Tử nói: “Tồn kỳ tâm, dưỡng kỳ tánh, sỡ dĩ sự thiên dã”,
Thanh Tịnh kinh có nói: “Chơn thường ứng vật, chơn thường đắc tánh”,
Lục Tổ nói: “Kiến tánh thành Phật”.
Khổng Tử là nhờ vào dẫn dắt cái tánh mà trở thành Thánh.
Thích Ca Mâu Ni Phật là nhờ vào kiến tánh mà thành Phật.
Lão Quân là nhờ vào đắc cái tánh mà thành Đạo.
Những cái như minh tâm kiến tánh, tồn tâm dưỡng tánh, tu tâm luyện tánh,
quy nhất, thủ nhất, nhất quán, đều là từ đó mà ra. Thích Ca nói về tánh, mà
không nói về mệnh, Khổng Tử lấy thiên mệnh làm tánh. Tánh và mệnh vốn
là nhất lý, Lão Tử tuy nói về tánh mệnh, nhưng cũng chưa có lấy chơn âm
trong “ly” làm tánh, lấy chơn dương trong “khảm” làm mệnh. Như Thanh
Tịnh kinh có nói: “Chơn thường đắc tánh”, Đạo Đức kinh có nói: “Quy căn
Mệnh công tu trì: tu trì để liễu cái mạng
phục mệnh”. Cái gọi là đắc tánh , là tròn Nhân Đạo, cái gọi là phục mệnh, là
khớp Thiên Đạo. Mà Khổng Tử cũng nói: “Cùng lý tận tánh, dĩ chí y mệnh”.
Tâm pháp của tam giáo, từ triều đại nhà Tần, nhà Hán trở đi đã mất cái chơn
truyền của nó, học giả ai nấy đều nói cái của mình, thế này dẫn tới tình trạng
là chú giải kinh thì làm kinh diệt vong, giảng Phật thì là la mắng Phật, nói
nhẹ tí là phá hoại Đạo đấy.
Trong Kim Đơn có nói, vào triều đại nhà Hán, có ông Ngụy Bá Dương, từ
đó trở đi những chú thích trong đó, có những điểm khớp nhau trong việc
diễn giải về sự thiếu đủ của Nhật Nguyệt, sự giáng thăng của nhất khí, dịch
tượng dịch số, tuy rất tường tận, nhưng chỉ đạt tới giao dịch, biến dịch, mà
không đạt tới lý bất dịch. Thế này là nguyên nhân làm cho đạo của tánh
mệnh bị lệch lạc ra nhiều nẻo đường đấy.
Thế giới hiện nay, có cái cho rằng “tri giác vận động” là “tánh”, còn về “tứ
đại giả hợp”, thì là “mạng”, thế này là cái thuyết thấp nhất đấy. Cũng có
người cho rằng chơn Âm trong “ly” là tánh, chơn Dương trong “khảm” là
mệnh, ly là khí của “Hạ Chí”, khảm là khí của “Đông Chí”, lấy hai khí của
âm dương làm tánh mạng, là cái tánh của khí chất, là mệnh của khí số đấy,
so với cái của ông Cáo Tử nói, còn thấp hơn một bậc. Tại sao? ông Cáo Tử
tuy có nói về tánh, chưa hề dạy người ta làm những bộ dạng đông tác bề
ngoài, đoàn kết lại quy xà (quy: là đơn điền, xà: là hoả hầu), vận chuyển
long hổ (âm dương) đấy. Phải biết rằng khí của con người, hô hấp thăng
trầm, vốn là tự nhiên, nếu để cái đáng lẽ phải thăng mà cho nó giáng , cái
đáng lẽ phải giáng lại cho nó thăng, “vọng động khí huyết”, không khớp với
thường tình của bề trên, không những không được thành đạo, từ đó mà sanh
ra cái bệnh “vọng động khí huyết” rồi!
Có người cho rằng thần là tánh, khí là mệnh. Thuyết này so với hai cái
thuyết mới vừa nêu ra, là có chút chơn đắc, là thần khí hợp nhất, là tánh
mệnh song tu. Những ai thần khí hợp nhất, là không suy tư, không lo lắng,
đúng với câu nói “tâm” và “điều tức” dựa vào nhau đấy. Pháp này đi dần
vào chơn tông, nhưng trong mệnh mạch tam thánh, vẫn còn một khoảng
ngăn cách chưa đạt. Trong cuốn Ức nói rằng: thần khí của Tiên Thiên và
Hậu Thiên lẫn vào nhau đấy, pháp này đoạn tuyệt lo lắng bỏ quên suy tư,
hành lâu ngày không trì trệ, có thể trường sanh, nhưng không thể đến cảnh
giới Thánh Nhân, Tại sao? Tại vì biết nhỏ mà không biết lớn, biết người mà
không biết trời, quyến luyến hình thể không xả bỏ được, vẫn là “thọ giả
tướng” đấy! phải biết rằng lớn như Thiên Địa, vẫn còn phải bị hư đi, huống
hồ chi cái thân này bằng thịt bằng máu, dù cho giữ vững thần khí, ngồi 500
năm, vẫn là quỉ giữ xác, làm sao có thể đến sau cùng vẫn không hư hoại!
Cảnh giới Thánh, là thuần với lý, mà không hỗn tạp trong khí đấy, cho nên
nhà Nho nói: “cùng thần tri hoá”, bên Đạo gia nói: “cốc thần bất tử”, bên
Phật gia nói: “chánh pháp nhãn tàng, niết bàn diệu tâm”, lời nói tuy khác
nhau, nhưng lý là một đấy.
Các Đồ Đệ trong lời khai thị của Vương Tổ, có thể liễu ngộ ra “thuật”,
lưu”, “động”, “tĩnh” tại sao chỉ thuộc về cái lý trong “tứ quả bàng môn”.
Cho nên nhất thiết đừng bỏ chánh pháp mà theo mạt pháp, hãy nên trong
tượng thiên” đầy sâm la vạn tượng mà thể ngộ ra những cái bao hàm trong
Lý Thiên; và trong sự buông ra và thâu về của nhất khí về “hỷ, nộ, ai, lạc”
đầy thiên biến vạn hoá, thể ngộ ra trung hoà trong Lý Thiên, được như thế
thì thân trong trần mà không nhiễm trần, Tâm và Thiên được lưu hành trong
nhất lý, là tự nhiên giống như bông sen từ trong bùn sình ra mà không bị
nhiễm, không rời nửa bước mà đến tận Lý Thiên rồi.
Chưa có Thiên Địa là đã có lý này, khi đã có Thiên Địa, lý này quán xuyến
sung mãn trong Thiên Địa, chưa có nhân thân là đã có tánh này, khi đã có
thân này thì tánh này quán xuyến sung mãn trong thân này, con người là
một tiểu Thiên Địa, tánh là thừa nhận từ Thiên Lý, mà tồn tại trong đó, cho
nên nói là lý tánh lương tri, là đủ mọi thứ viên mãn công đức. Hễ hành nó ra
bên ngoài được gọi là lý trí lương năng, là đủ cả mọi thứ trang nghiêm từ bi,
cho nên nói: “suất tánh chi vị đạo”, người tu đạo dựa vào cái này mà có thể
minh bạch “thủ huyền”, tức là cái lý về việc “dẫn dắt cái tánh”, là hiểu rõ
thêm nguyên do về nhất chỉ siêu sanh tử rồi.
Khai khái!
Sư Tôn:
Đã đến giờ linh du viết Sách Du Ký, làm phiền Chấn Điện Tướng
Quân nghiêm chỉnh hộ đàn.
Ngộ Duyên tịnh tâm, mau lên đài sen, chúng ta khởi hành đấy…
Trong thoáng chốc đài sen bay xa ngàn dặm, đã qua hai cửa khẩu “Tử
Dương” , “Hoà Dương”, chẳng mấy chốc đã đến đằng trước một cửa
khẩu, đài sen giáng xuống từ từ, chỉ thấy phía trước cửa khẩu có hai
dãy Tiên Quan sắp hàng nghênh đón, tiếng trống tiếng chuông đúng
lúc cùng vang lên…
Tiên Quan:
Chúng ta cung kính đợi chờ Cổ Phật Sư Đồ đã lâu, kính mời đi vào
bên trong.
Sư Tôn: Các vị Tiên Quan vất vả rồi, được đón tiếp như thế thật là không dám
nhận, vị này là Đồ Đệ khờ khạo tên là Ngộ Duyên, xin chỉ giáo cho
nhiều.
Ngộ Duyên:
Tham kiến chư vị Tiên Quan.
Mọi người hành lễ nhau xong, cùng thả bước đi từ từ, bước thẳng vào
trong cửa khẩu. Chỉ thấy cảnh tượng trong cửa khẩu giống những cửa
khẩu khác, phía trên chánh điện có treo một tấm biển, trên biển ghi
Cửu Dương Quan” 3 chữ lớn, ánh sáng chói rọi, hai bên phải trái có
câu đối rằng:
Đạo minh như thị quá trình như thị
道 明 如 是 過 程 如 是
Lý muội sứ nhiên quan độ sứ nhiên.
理 昧 使 然 關 渡 使 然
Sau khi bước vào cửa khẩu, hướng phía trước đi thẳng chưa được nửa
cây số, nhìn ra xa phía trước có một cung điện, rất là hoa lệ trang
nghiêm, có 5 đến 6 vị Quan Tiên đã ra phía trước “điện” nghênh
đón…
Vị Quan Tiên:
Bái kiến Cổ Phật thánh an, Điện Chủ có mời quý Sư Đồ vào điện…
Thế là mọi người bước vào trong điện, nhìn ra bên phải bên trái trong viện,
hoa nở khắp nơi thơm ngát, đủ màu, cỏ xanh như bãi trải thảm, thấy cảnh
tuyệt đẹp, nhìn ra cung điện, tráng lệ tôn nghiêm, có khí thế quý phái, thanh
nhã, có treo một tấm biển ở chánh điện, trên biển ghi:
Cửu phẩm phân thanh cửu phẩm quả.
九 品 分 清 九 品 果
Nhất giai thượng tấn nhất giai cao
一 階 上 進 一 階 高
Mọi người bước đến tiền sảnh, bỗng nhiên thấy Thiên Trụ Tổ Sư bước ra
vui vẻ nghênh đón.
Tổ Sư:
Hoan nghênh, hoan nghênh, Cổ Phật Sư Đồ, thân gánh “Thiên Mệnh”,
vì cứu vãn những nguyên linh còn sót lại ở trần gian mà vất vả bôn ba,
lấy “Thông Tin” đối chứng những cái giảng thuyết, đăng tải ra trong
những “trang vàng” để cảnh tỉnh ngu mê, đêm nay giá lâm bổn điện,
để ta có cái duyên đóng góp một tí sức về đạo, xin mời hãy vào trong
điện.
Sư Tôn:
Tổ Sư trong lúc bận rộn, chúng tôi lại đến quấy nhiễu, xin Tổ Sư
lượng thứ cho.
Tổ Sư:
Đâu có! đâu có! quý Sư Đồ không ngại vất vả vì viết sách mà bận rộn,
điều này mới là cái đức làm cho tâm mọi người đều khâm phục, nào
có quấy nhiễu.
Ngộ Duyên:
Tại hạ bái kiến Tổ Sư, cung kính Tổ Sư thánh an!
Tổ Sư:
Ngộ Duyên không cần đa lễ, gần đây vất vả rồi, hãy mau mau đứng
lên.
Thế là Ngộ Duyên và Tổ Sư bước vào trong điện, Vị Quan dâng lên
trà Tiên, trái cây Tiên, khách và chủ thăng tọa.
Sư Tôn:
Xin Tổ Sư chỉ thị chức trách của quý điện, để đăng tải vào trong Du
Ký.
Tổ Sư:
Ta đáng lẽ phải thuyết minh một phen, bổn điện có tên là “Chấn
Dương Điện”, là cửa khẩu thứ nhất trong “Cửu Dương Điện”, chuyên
phụ trách về “Công quả giao luận” của nguyên linh, có thiết lập
Phòng thuận tâm”, “Tấm bia trong suốt”, “Tháp Bạch Dương” để
khảo chứng tu sĩ. Là những thực trạng trong nội công ngoại quả đấy.
Công quả giao luận”, với mục đích là để cho tu sĩ triệt để ngộ ra cái
lý về “suất tánh chi vị Đạo”, nói tóm lại, nội công ngoại quả vốn là
nhất thể lưỡng diện, bất khả phân ly. Hễ những thứ tu hành như luyện
tâm, giữ giới, minh tâm, giữ tâm, giữ gìn lương tri bổn giác, đều là tu
hành để cho lý trí được trong sáng, đều thuộc về nội quả. Còn về tam
thí, tam cang, tứ duy, bát đức, phụng hành các việc thiện, đều là ngoại
công đấy. Nhà Nho có nói: “tốt cho bản thân mình, cùng được tốt
khắp thiên hạ”. Có thể nói là những tỏ bày thiết thực nhất về Công
Quả Giao Luận. Còn về cách vật, chí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân
là thuộc về phạm vi của nội quả; tề gia trị quốc bình thiên hạ, là chỉ
tiêu của ngoại quả đấy.
Sư Tôn:
Cảm tạ Tổ Sư khai thị một cách tóm tắt những chức trách trong quý
điện. Nghĩ tới căn cơ con người trong thời kỳ mạt pháp hiện nay, trí
tuệ bị nghiệp lực che lấp đi, nếu không phải chấp chước về ngoại
công, tham “danh”, tính toán cái “lợi”, thì là chấp chước say sưa về
nội quả, ngồi thiền tịnh tọa chết một chỗ, xin Tổ Sư ứng với kỳ duyên
này, khai thị tường tận về những điều kiện thông qua quý điện, để tu
sĩ dựa vào đó làm gương cảnh giác cho mình đấy.
Tổ Sư:
Cổ Phật đã có ý này, ta không ngại lời nói thô thiển, nói sơ vài câu,
để đóng góp vào nội dung trong Du Ký, làm ngọn đèn cho tu sĩ.
Cái gọi là “nội công viên, ngoại công mãn”, Thánh phàm như ý, giác
hành viên mãn, là có thể chứng đắc Đại La Kim Tiên, tất nhiên là có
thể thông qua cửa khẩu này. nhưng hiện nay là mùa thu trong thời kỳ
mạt pháp, những người có thể tự do tự tại không trở ngại như thế rất
là ít! Cho nên cửa khẩu này là dựa vào cái tu luyện về ngoại công nội
quả trong “Nhân đạo”, làm trọng điểm trong khảo hạch, tu sĩ lúc còn
sống trên đời nếu có thể tuân thủ những giáo quy của môn giáo họ tín
ngưỡng, với lại không thiếu sót điều chi trong “nhân đạo”, làm nhiều
việc từ thiện, đều có thể thông qua cửa khẩu này, mà đến tịnh thổ tại
các động thiên, tiếp nhận “sự giáo dục” tiếp để chứng đắc Phật tánh
nguyên lai “trang nghiêm” vạn đức đấy.
Còn về việc phải làm cách nào để tu bên trong tu bên ngoài, các môn
giáo đều có minh huấn.
Nho Giáo có: minh minh đức, cách vật chí tri.
Đạo Giáo có: thanh tịnh thường ứng.
Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo có: bác ái, thanh chơn, đều là
ngọn đèn sáng để tu luyện đấy.
Cho nên tu đạo có công phu mấy tầng giới : một là khắc kỷ, hai là sửa
lỗi, ba là suy xét lại bản thân, bốn là từ bi ban bố. Khắc kỷ, là cần
phải có giới luật nhất định, nhưng trong đó hàm nghĩa rất rộng, nếu
không hiểu thâm sâu về cách vật chí tri (cắt bỏ những vọng vật trong
tâm, hiển hiện ra thiên chơn lương tri), và không có công phu thiết
thực về “không có tự lừa mình”, “không có tự tha thứ mình”, thì
thường là sẽ theo ý mình đi giải thích những định nghĩa và phạm vi
của Đạo, làm như thế thì dù rằng thấy không phải là Đạo cũng cứ
xem như là khớp với đạo, vậy thì không thể tu nội quả rồi!
Khổng Tử nói: “Khắc kỷ phục lễ thiên hạ quy nhơn”, cho ta biết khắc
kỷ là cái cần thiết để tu nội quả (nhơn), trong đó cần có một chữ
thành. Cho nên nói: “Thành là được minh, tự thành minh, là thiên
mệnh chi vị tánh đấy”. Tất nhiên giới luật của Phật, là giới bỏ tận gốc
rễ về sát, đạo, dâm, vọng tửu, cũng là công phu bày tỏ khắc kỷ, tu sĩ
nếu có thể dựa vào thế này thường quan chiếu mọi đầu mối suy tư
trong tự tâm, triệt để cách bỏ những vật phủ trên lương tri, thì gọi là
chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, lương tri tự nhiên được hiện ra, mà
đạt tới công phu tu nội đấy.
Tu sĩ vì bị thói hư, tật xấu tích trong lũy kiếp, bị nhiễm sâu vào, cho
nên tuy đã hiểu quy tắc khắc kỷ, bỏ vọng tâm, nhưng khó tránh khỏi
bệnh cũ tái phát, khắc chế không đặng sự bộc phát của vọng niệm và
thói hư, tật xấu, cho nên vẫn phải có công phu sám hối sửa lỗi. Sám
hối sửa lỗi là lưỡi dao đoạn trừ hẳn thói hư, tật xấu trước kia, cho nên
Khổng Tử có câu: “suy xét lại mình, tự kiện tụng mình”, còn Phật
giáo có câu là “Thường giác”, Đạo giáo có câu là “Thường chiếu”,
đều là những minh huấn để tu sĩ đoạn trừ vọng niệm thói hư, tật xấu
trước kia. Nếu không bỏ thói hư cũ, không loại đi tật xấu mới thì tâm
địa sáng suốt bị che lấp bởi lớp sương mù, cho nên hễ những ai tu nội
đức kết nội quả, là phải nhờ vào sửa lỗi để đoạn trừ mọi thứ phiền
não, thói hư tật xấu, không bị níu kéo che lấp bởi một sự một vật. Sự
vật vốn không thể che lấp tâm của ta, đều do tâm này mất đi sự quan
chiếu tự suy xét mà tự che lấp đi. Cho nên hễ khởi tâm động niệm, thì
công phu suy xét không được thiếu đấy. Tâm lý tự cao, tự đại vốn là
bệnh chung của người đời, tu sĩ trong quá trình tu đạo, trong tâm
thường nảy sanh “những ý niệm tựa hồ như đúng nhưng chẳng phải
đúng”, như là ta tuy rằng không sánh bằng Thánh Hiền cổ xưa, nhưng
đức hạnh cao siêu hơn phàm phu tục tử, tự cho là không hổ thẹn. Cứ
nghĩ so với trên không đủ, so với dưới là có dư, cứ như thế mà tự mãn
và không chịu tìm hiểu sâu sắc những áo diệu tinh vi.
Những người thuộc nhóm như thế, hễ nghe người ta có “chí” suy xét
về khắc kỷ, dốc tâm tu Đạo, quy y Phật giới, thanh khẩu trường
chay… có mọi thứ công trình, thì chuyên sanh ra ý niệm cho rằng đó
là cũ kỹ không chịu đổi mới, cho rằng tuy cũng thấy có điểm tốt,
không tránh khỏi bị ràng buộc tự chuốc cái khổ, cho rằng sống trong
xã hội ngày hôm nay, tự nhiên phải tăng thêm nhiều bất tiện và khó
khăn, bằng chi để hoạt bát dễ dàng, hiểu được cái “thể” và cái “dụng”
của Đại Đạo, cho rằng không làm những chuyện ác, làm người thiện
là được rồi, cần chi nhất định phải như Lão Tử, Khổng Tử, Thích Ca
Mâu Ni?
Những người như kiểu này, cứ không chịu chơn thật đối mặt với
chính mình, không chịu nghiêm khắc để mình được ngăn nắp, hễ thấy
có người không bằng mình, là đắc ý vui mừng trong bụng, cho rằng
trên thế gian này những người mê muội hoang đường cuồng vọng
nhiều như thế, mình được gọi là siêu phàm xuất chúng rồi. Cho nên
trong vô tình khi nhìn người ta, đều ở đó moi móc khuyết điểm; trong
lúc nhìn lại tự mình thì che cái xấu, khoe cái thiện, những người như
thế, biết một nửa không biết một nửa, là những người bị “khảo sơ” thì
dừng lại ngay, loại người như thế trên thế gian chỗ nào cũng thấy.
Khổng Tử nói: “Tựa hồ như đúng nhưng chẳng đúng”.
Đạo gia nói: “Tự cho là sáng nhưng thật ra là tối .
Nhà Phật nói: “Bất cứu cánh”. Thánh Nhân dạy người không mỏi mệt,
Phật khổ khẩu bà tâm thuyết pháp, chính là cố muốn nói với số người
này. Cho nên Khổng Tử nói: “Dừng lại ở chỗ chí thiện”. Phật nói:
Cái nghĩa cứu cánh”, đều ở đó chỉnh ngay lại quan niệm sai lầm kiểu
này, làm người không được dễ dãi cho mình, càng không được mắc
phải chứng bệnh là chưa chứng minh lại nói chứng minh rồi.
Khổng Tử lại nói: “Bác học đi, suy xét mà hỏi đi, thận trọng suy nghĩ
đi, phân biệt rõ ràng đi, thật lòng hành đi ”.
Mạnh Tử nói: “Ngũ cốc chưa đến ngày chín, không bằng hạt cỏ dại,
ta nói về “Nhơn”, cũng cần thiết trong việc phải được chín mùi mà
thôi”.
Lại nói: “Có tâm mà không dùng đến, thật là đáng tiếc”. Thế này
chính là “nguyên do” người tu đạo cần phải luôn luôn đích thân tự
suy xét lại mình, vì trong lúc “có thể xét thấy đúng với lý” hoặc “trái
với lý”, tất là lúc hồi quang phản chiếu, cho nên công phu suy xét
cũng là bài học tất yếu cho nội quả đấy. Tu sĩ có thể tham ngộ đấy!
Tu về ngoại công, ngoài cái “tự cho mình được thiện”, phải có hành
vi “cho mọi người cùng được thiện” đấy. Với lại công này cần phải
có đại chí là “xem thiên hạ là trách nhiệm của mình, được vui sướng
sau thiên hạ”.
Đại nguyện lực của chư Phật Bồ Tát, chính là ví dụ rõ ràng về tu trì
ngoại công. Cho nên hành vi từ bi, nhổ bỏ cái khổ cứu hiểm nguy,
đều là những biểu hiện về ngoại công. Nếu nói về kết cấu xã hội hiện
nay, thì những việc từ thiện công ích phúc lợi xã hội, bảo vệ chánh
nghĩa cho mọi người, phát dương Chân Lý, truyền bá đạo nghĩa đều
là nó đấy.
Nhưng nhà Nho có câu nói: “Nguyện rằng không có những việc thiện
bị chán bỏ và không có những phiền phức do làm việc bố thí”.
Nhà Phật nói: “Đồng thể đại bi, vô duyên đại từ, vô tướng bố thí”.
Đạo giáo có: “Làm việc thiện không khoe khoang, thường tích âm
đức”. Cho nên tu sĩ trong khi tu trì ngoại công tam thí, nhất thiết nhớ
rằng: “ Đừng có ý ham muốn trong đó, đừng cố chấp đừng tự ti, đừng
có cái ta trong đó”, hãy thuận theo thiên lương bổn tánh được tỏ bày
trong mọi ứng duyên, tự nhiên có thể đạt đến cảnh giới trang nghiêm
đủ mọi thứ thiện, đủ mọi thứ công đức, nếu không, còn ở đó tính toán
công đức, hoặc là muốn hưởng phước được đền đáp, là những ngoại
công có điều kiện, thì sau cùng cũng rơi về “hạt giống luân hồi” mà
thôi!
Sư Tôn:
Cảm tạ Tổ Sư đại phát từ bi, kể tường tận những tinh hoa của tâm
pháp trong các môn giáo, và với công trình chính xác thực tiễn, chỉ
cho tu sĩ biết lý lẽ về “ nội quả ngoại công hợp nhất”.
Nay thời gian không còn sớm, khẩn xin Tổ Sư cho phép đến thăm
viếng thực tế cảnh quan thật sự trong quý điện, đặng ghi chép tại chỗ
những “thông tin” để cảnh tỉnh người đời đấy.
Tổ Sư:
Đã là thời gian có giới hạn, vậy ta phái Vị Quan dẫn đường, cùng đi
thăm viếng các phòng khác…
Nói xong, Tổ Sư mệnh lệnh Quan Dẫn Đường dẫn dắt đi. Sư Tôn và Ngộ
Duyên cáo biệt Tổ Sư, ba người bước ra khỏi nội điện, hướng các phòng
nhỏ bước đi, chẳng bao lâu thấy một bức tường lớn, có tiếng xì xào vọng ra
từ phía trong bức tường.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Tiên Quan, đây là chỗ nào? Tại sao có tiếng xì xào ồn như
thế?
Tiên Quan:
Phía trong bức tường này có thiết lập hơn 10 căn phòng thuận tâm,
tiếng ồn ào phát ra từ những nguyên linh ở trong đó, là tiếng ăn, uống,
chơi, đùa, hưởng lạc.
Ngộ Duyên:
Nguyên linh có thể đến cửa khẩu này, đều là những người có công
quả rất lớn lúc còn sống trên đời, chẳng lẽ nói giới luật của các môn
phái trên đời, hiện giờ đối với họ đã khỏi phải tuân thủ nữa, mà có thể
tha hồ chẳng cấm kỵ gì, tùy ý nô đùa, vui chơi sao?
Tiên Quan:
Không phải đâu, “Phòng Thuận Tâm” này chuyên để thử nghiệm tâm
trí của nguyên linh, nói tóm lại do nhân tâm biến hóa vô thường dễ
thay đổi, đã là được tắm sạch sẽ, thay áo đến cửa khẩu này, là “Phòng
Thuận Tâm”, trong mắt thấy đủ thứ dẫn dụ về tửu, sắc, tài, khí, nếu
không phải chơn tâm đạt tới cảnh giới “có nghĩ tới cũng tự nhiên vô
tà niệm, dẫn dụ tới cũng tự nhiên vô vọng tâm”, thì không thể nào
sáng suốt trong việc giác bỏ cái mê, khắc kỷ cho duy trì được chánh
trực, mà bị rơi vào trong vòng mê muội. Cửa khẩu này có tấm bia
sáng suốt ghi lại hành vi tâm niệm của họ từng tí một để cho họ nhận
lỗi sám hối, nếu như còn không sám hối, sẽ giải đến Bạch Dương
tháp tiếp nhận trừng phạt đấy.
Chúng ta khỏi ngại ngùng gì bước vào trong lấy “thông tin” những sự
việc tại chỗ, để đăng tải trong Du Ký.
Tiên Quan nói xong ba người cùng bước vào phía trong tường.
Ngộ Duyên:
Phía trước có rất nhiều nhà lầu màu đỏ, nhìn bề ngoài rất đẹp mắt, các
tòa lầu đều có treo cờ, trên lá cờ ghi hạng mục vui vui vẻ, tiếng ca hát
điên cuồng, từ trong lầu truyền ra.
Tiên Quan:
Ngộ Duyên! Ngươi có thể tùy ý quan sát từng phòng.
Ngộ Duyên:
Vâng! Phòng thứ nhất rất là rộng, có nhiều bàn chơi chơi, giống hệt
nơi vui chơi tại nhân gian, thỉnh thoảng có tiếng cười bài lá, đủ các
loại cờ bạc, có rất nhiều nguyên linh lưu luyến trong đó đang chơi bài
cào, chơi mạt chược, lắc bầu cua… đủ loại cờ bạc không chỉ một thứ,
thậm chí có thứ là chưa hề thấy qua. Trong bầu không khí mùi thuốc
lá nồng nặc, người chơi cờ bạc rất đông cứ theo sở thích của mình,
chú tâm hết mình mà chơi, sắc mặt từng người thấy khác nhau, xem
tình cảnh đó, hình như náo nhiệt hơn sòng bạc trên trần gian.
Cũng có nhiều người rải rác trong phòng chỉ đứng ngoài liếc nhìn, lắc
đầu thở dài, cũng có người hình như đang khuyên liên tục người đang
chơi cờ bạc.
Bỗng nhiên có một nguyên linh, sắc mặt rất đắc ý, trong tay ôm cả xấp tiền
bạc, từ trong phòng bước ra khỏi cửa.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi vị đạo trưởng này, thấy mặt ông vui quá, có tiền nhiều thật,
nghĩ chắc chắn có thâu hoạch nhiều, không biết ông đến đây có cảm
nghĩ gì?
Đạo trưởng:
Ha ha ha! Thật không uổng lúc còn sống trên đời tuân thủ giới luật tu
hành một phen mới được thông qua khảo chứng tại các cửa khẩu,
được tắm sạch sẽ, thay áo đến đây, tại đây đủ loại đồ chơi không
thiếu thứ nào, đều là phục vụ vui chơi, cũng được gọi là một thứ đền
đáp đối với chuyện “tôi phải vì tu đạo mà bỏ hưởng thụ” lúc còn sống
trên đời, vừa rồi tay hên thật chơi cũng khá, ăn rất nhiều tiền, ta còn
phải đổi chỗ khác tìm trò chơi mới, không thời gian trò chuyện với
ông! Tạm biệt!
Ngộ Duyên:
Ôi! Đáng tiếc, tu trì mấy chục năm hủy trong một hôm, thật là làm
người ta thương xót.
Niệm tải tu đạo thủ giới quy, lâm uyên lý bạc biện thị phi
念 載 修 道 守 戒 規 , 臨 淵 履 薄 辨 是 非
Vi thức bổn tâm hành khắc kỷ, nhất triêu khảo nghiệm phân chơn ngụy
未 識 本 心 行 克 己 , 一 朝 考 驗 分 真 僞
Tiên Quan:
Nghịch khảo là dễ qua, thuận khảo là khó đấy. Tánh con người hễ
trong lúc đắc ý, chính là lúc dễ nhất làm quên mình đi mà trụy lạc,
bọn kia không dễ dàng tí nào thông qua khảo chứng tại các cửa khẩu
vừa qua, mà nay chịu không nổi diệu kế dẫn dụ của “Phòng Thuận
Tâm”, nghĩ chắc chắn tấm bia trong suốt đã chụp hết hình ảnh của y,
khó thông qua cửa khẩu này rồi.
Cho nên công phu khắc kỷ của tu sĩ là quan trọng hàng đầu, do linh
tánh vẫn chưa đạt đến hoàn mỹ, trước khi khôi phục lại bản lai, mọi
thứ vọng niệm, mọi thứ tật xấu đều tàng ẩn trong tâm, đợi cơ hội bộc
phát. Tu sĩ nếu như không thể đến chỗ nào đều “biết điểm mình nên
dừng lại”, thì khó tránh khỏi tình trạng hễ không cẩn thận là lại rớt
vào vòng tù giam.
Tục ngữ có câu: “hễ sảy chân là thành thiên cổ hận, quay đầu lại đã là
thân xác trăm năm”.
Phật có nói: không sợ ý niệm dấy lên, chỉ sợ giác ngộ chậm trễ.
Bên Đạo Gia có nói: thường ứng thường tĩnh, chính là câu nói mà tu
sĩ phải cảnh tỉnh nhất đấy.
Sư Tôn:
Tam Giới duy tâm, vạn pháp duy thức, trong nhất niệm, là có thanh
trược thăng giáng. Cho nên tu sĩ gặp phải sự việc nếu không thể suy
xét lại mình mà cách bỏ mọi vật dục, để sự hiểu biết được chuyển
thành “thức”, để “thức” chuyển thành “trí” thì luôn luôn trôi nổi theo
làn sóng, nay nhìn vào một góc cạnh trong phòng thuận tâm, là có
nhiều cảm xúc, bọn kia là người đã thầm lặng tu lâu năm rồi, vẫn còn
như thế, huống hồ chi phàm phu tục tử thông thường, có thể không
cảnh tỉnh thêm sao?
Ngộ Duyên:
Đến xem tiếp các phòng khác, cũng tựa tựa giống chỗ này. Ví dụ:
Trong “Mỹ sắc lầu”, mỹ nữ nhiều vô số kể, tiếng các cô gái thanh
thót, làm người ta không nhắm mắt, gái đẹp chiêu đãi ân cần phục vụ
những nguyên linh bước vào phòng này, thậm chí còn ngã mình vào
cho ôm. Có nguyên linh chịu không nổi sắc đẹp trước mắt, làm ra đủ
thứ hành vi không khớp với lễ, trong đó cũng có người ngồi nghiêm
chỉnh không bị lung lay; có người hết sức mình kèm chế lại mà mồ
hôi ra đầy mình.
Trong “Tửu Hương Lầu”, mùi thơm của rượu tỏa khắp phòng, trưng
bày đủ loại rượu ngon trên trời, rượu ngon, mồi ngon làm người ta
chảy nước miếng, rất nhiều tu sĩ dựa vào bàn tha hồ uống, tiếng cụm
ly hô lên hết này tới kia, còn có người càng dữ dằn hơn, có gái đẹp
bên cạnh tay phải tay trái ôm thoải mái, rượu không làm người say
mà người tự say, sắc không mê người mà người tự mê, đã quên giới
luật tu Đạo rồi!
Tiên Quan:
Căn cơ con người trong thời kỳ mạt pháp, bị ma chướng thâm sâu
hơn, “Phòng Thuận Tâm” được thiết kế ra, là để trắc nghiệm hỏa hầu
thật sự của tu sĩ phải chăng đã được thuần thanh, cho nên tùy sở thích
của tâm con người, sắp xếp các loại diệu kế đủ cả âm thanh và sắc
đẹp, đáng phải có cái nào thì có cái đó. Nguyên linh đến cửa khẩu
này đều là những người có tu cả nội quả và ngoại công, nhưng những
ai chịu không nổi “thuận khảo” thế này, cũng sẽ do thua keo này mà
thất bại đấy.
Trên đời cũng có một loại người, lập chí tu đạo, trải qua mọi vất vả
cực nhọc, bỗng nhiên được phi thăng phát đạt, nếu như định lực
không đủ, trí tuệ không thâm sâu, luôn luôn sẽ thay đổi ý niệm ban
đầu, đắm chìm trong thuận cảnh, sau cùng bị hại do danh, lợi, rượu,
sắc.
Ngộ Duyên:
Nói như thế, “nghịch khảo” trái lại người ta phát giác còn dễ hơn, tuy
rằng về mặt cảm nhận là một thứ dày vò, nhưng tu sĩ luôn luôn vì thế
mà tăng thêm trí tuệ và định lực.
Còn “thuận khảo” là mọi chuyện như ý muốn, luôn luôn làm người ta
chẳng biết khi nào” đã để tuệ tâm và đạo chí bị thối nát đi, cuối cùng
bị chìm đắm trong dòng chảy “hưởng lạc dục vọng”.
Sư Tôn:
Tu Đạo là để yên ổn lại cái “Thanh tĩnh bình hòa” trong bổn giác, cho
nên nói: “tâm an lý đắc”, “suất tánh chi vị đạo”, mà xưa kia Tuệ Khả
khấu xin Đạt Ma Tổ Sư cho vấn pháp, trước tiên nhất là xin Tổ Sư
giúp y được yên cái tâm.
Nếu như tu sĩ có thể “trên” thì không hổ thẹn với trời, “dưới” thì
không mất mặt với dân chúng, bên “trong” không trái lương tâm, bên
ngoài” không trái với lý lẽ, tự nhiên tới đâu đều không bị cản trở,
tiêu diêu tự tại, tâm giác đó mới là Cực Lạc. Nếu là phải bám vào
việc kích thích ở bên ngoài, say sưa trong thanh sắc quyền oai mới
thấy vui sướng, là bị sai khiến bởi dục vọng vật chất.
Tầm hiểu biết lệch lạc theo kiểu “nhận giặc làm cha”, cuối cùng chỉ
được cái hư ảo trong nhất thời, sau đó thấy trống trải và có cảm giác
đắm chìm trong tội ác, càng thấy lương tâm hổ thẹn, bất an.
Trong vòng quay tua “ác tính” thế này, “bắt đầu” từ cái đeo đuổi về
vui sướng, “kết thúc” trong đau khổ tối tăm.
Thời gian không còn nhiều nữa, xin mời Tiên Quan dẫn đường,
chúng ta đi thăm viếng chỗ khác tiếp!
Tiên Quan:
Cung kính tuân theo thánh dụ của Cổ Phật, chúng ta đến Bạch Dương
tháp tham quan nha…
Nói xong ba người bước ra khỏi bức tường rào của “Phòng Thuận
Tâm” thẳng đến “Bạch Dương tháp”, chẳng bao lâu, nhìn ra xa phía
trước có một tháp to, cao vài chục “trượng”, trên đỉnh tháp có dựng
một lá cờ màu vàng, trên cờ có thêu bốn chữ màu hoàng kim: “Tam
Tào Phổ Độ”, phất phới theo làn gió, dưới chân tháp bốn phía có một
vài cửa tháp, cửa cao hơn một “trượng”, trước cửa có vài vị Quan
Tiên, ăn mặc chỉnh tề đeo theo “gươm dài” tuần tra đằng trước tháp,
giám sát tới lui. Phía trên chánh diện tháp có treo một tấm biển dọc
xuống, trên biển ghi: “Bạch Dương Tháp” ba chữ lớn, hai bên cửa có
câu đối:
Trùng chỉnh tam tào lánh chú cách bàn
重 整 三 曹 另 註 格 盤
Tôn Sư trọng đạo thủy chung như nhất
尊 師 重 道 始 終 如 一
Tiên Quan hành lễ nhau với Vị Quan giữ tháp, Vị Quan giữ tháp đến gặp
mặt Sư Tôn, Ngộ Duyên. Sau đó ba người cùng bước vào trong tháp tham
quan.
Ngộ Duyên:
Trong tháp này thấy âm khí nặng nề, không thấy ánh sáng, nghe tiếng
rên rỉ lúc ẩn lúc hiện, làm người ta gợn xương sống. Trong màn tối
tăm, nhìn chập chờn thấy trong tháp rộng khoảng vài chục “trượng”,
dùng song sắt ngăn ra phòng giam vô số kể, những tội hồn bị giam
trong đó, đứa nào cũng đầu tóc bù xù, úp mặt ở đó khóc thê thảm.
Tiên Quan:
Mọi người trong tháp, đều là những người lúc còn sống trên đời đức
cao vọng trọng, là chủ trì của các Chùa, Miếu, Am, Đường, hoặc là
Tiền Nhân lãnh đạo một vùng theo pháp môn Bạch Dương, ban đầu
làm việc đạo siêng năng vất vả, về sau thấy lợi là quên nghĩa, chặn
ém những người hiền lương, lo cái ý muốn của riêng mình mà không
màng tới Đại Đạo, đứng trên cao người ta mà chẳng nghĩ tới lời nói
hành vi phải ngăn nắp, có người là bị thất bại trong tiền bạc, sắc đẹp,
có người bị rối loạn trong tự cao, tự đại, tự dựng hàng rào lên, mượn
tâm huyết của Thầy dùng cho riêng mình, do suốt đời của y có công
và có lỗi, triệt tiêu nhau, công lớn hơn lỗi, lại là có “tâm đắc” trong
việc ngộ đạo, cho nên có thể thông qua khảo chứng tại các cửa khẩu
vừa qua. Nhưng khi đến “Phòng Thuận Tâm” tại cửa khẩu này, thì tật
cũ tái phát, đắm chìm trong Thuận Khảo vui sướng giả mà bị “tấm
bia trong suốt” tại cửa khẩu này chụp lại hình ảnh trong tâm, lại
không thể kịp thời hối ngộ, cho nên bị Tổ Sư phán xét vào “tháp” này
chịu khổ, thế này gọi là “Vui sướng quá là buồn” đấy.
Ngộ Duyên:
Thì ra là như thế, nhưng không biết những đạo trưởng và tiền hiền
này, lúc nào mới có thể ra khỏi “tháp”, được tự do trở lại?
Tiên Quan:
Mãn hạn bị giam, là được thả ra, lại đến “Phòng Thuận Tâm” khảo
chứng một phen tiếp, cho tới có thể thật tự nhiên trong cái “nghĩ tới
cũng không tà niệm, dụ tới cũng không vọng tâm”, thì trên “tấm bia
trong suốt” sẽ thấy sáng suốt hẳn, tự nhiên có thể thông qua cửa khẩu
này.
Sư Tôn:
Luật trời nghiêm ngặt, ta mong mỏi những người lãnh đạo lúc còn
sống trên đời làm việc đạo, có thể cẩn thận lấy thân mình làm gương,
nhất thiết đừng vì dục vọng riêng tư của mình mà tạo ra lỗi hối tiếc
trong vạn cổ đấy.
Ngộ Duyên:
Xin hỏi Tiên Quan, tấm bia trong suốt thật ra là như thế nào?
Tiên Quan:
Tấm bia trong suốt”, là giống như “nghiệt kính đài” trong Địa Phủ,
được tạo thành bởi hai khí Âm Dương trong Thiên Địa, tâm niệm và
hành vi của người tu nếu có khuyết điểm gì, đều khó thoát khỏi sự ghi
chép của nó, luôn cả “tâm trạng vô hình” nó cũng chụp được, tốt hơn
nhiều so với thiết bị chụp ảnh tại nhân gian.
Ngộ Duyên:
Hèn chi Thần Tú nói: “Thân thị bồ đề thụ, tâm như minh kính đài,
thời thời cần Phật thức, vật sứ nhiễm trần ai”. Mong rằng mỗi một vị
tu sĩ không những hành được như vậy, còn có thể đạt đến cái “giác”
của mình được trong sáng, hiển lộ ra phần ngây thơ như lời Lục Tổ
nói về cảnh giới chí thượng, đó là “Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhiễm
trần ai”.
Sư Tôn:
Đêm nay cảm tạ Quan Dẫn Đường dẫn đi lấy “Thông Tin” sự việc tại
chỗ trong quý cửa khẩu, thời gian đã hết, không thể ở lại lâu, xin thay
mặt gửi lời cảm tạ Tổ Sư! Chúng tôi xin từ biệt.
Tiên Quan:
Không dám giữ lại, cung tiễn Cổ Phật và Ngộ Duyên!
Ngộ Duyên:
Xin bái biệt Tiên Quan, cảm tạ đã vất vả dẫn đường ngao du.
Sư Tôn:
Ngộ Duyên mau lên đài sen.
Nhắm mắt lại, lên…
Đã về đến Phật đường, Ngộ Duyên linh thể hoàn nguyên, làm phiền
Chấn Điện Tướng Quân hộ đàn, ta về đây!